truyền thông. Chẳng có cô hoa hậu nào đầu đội vương miện, chân mang dép
lào, ngồi trà chanh chém gió.
Sài Gòn có quán Fang Pub mà người chủ rất biết đùa với câu slogan cũ ở
Tây, nhưng mới ở Ta: “Two Beer Or Not Two Beer”. Nghe bia bọt nhưng
giàu tính biểu cảm. Dù ở thời đại nào, phong cách sáng tạo biến đổi ra sao,
chúng tôi tin rằng NGÔN TỪ mới chính là LINH HỒN CỦA QUẢNG
CÁO. Bên dưới là 06 đúc kết “bếp núc” về ngôn từ sau nhiều năm quan sát.
#1: Độ dài body-copy bao nhiêu là đủ?
Cái này còn tùy. Độ dài của thân (hay lưng) cô gái nên hài hòa với tổng
thể. Một tấm lưng ong nõn nà đặt lên cặp giò Vissan vĩ đại nhìn chẳng
“môn đăng hộ đối”. Ý tưởng sẽ quyết định phần nào được nhấn mạnh.
Nếu nhấn vào hình, thu hẹp chữ. Nếu nhấn vào chữ, thu hẹp hình.
#2: Còn nếu muốn nhấn cả hình lẫn chữ thì sao?
Như thế mất cả chì lẫn chài. Người thiết kế hiếm bao giờ chia tỉ lệ hình
và chữ là 50/50. Vì như thế layout không có điểm nhấn, không tạo ra
chính phụ. Bố cục có thể chia đôi 50 phần hình 50 phần chữ. Nhưng 50
phần chữ sẽ thiết kế tạo khoảng trống.
#3: Thế nào là một body-copy đúng chuẩn?
Không có chuẩn đúng cho body-copy. Tuy nhiên, có thể xem bên dưới
là gợi ý.
Chỉ nói thông tin quan trọng
Không vòng vo tam quốc, đi thẳng vào đề
Thông tin bao gồm người đọc
Không dùng từ lóng, cổ ngôn xa lạ với người đọc
Chứa đựng thông tin khuyến dụ
#4: Bố cục body-copy như thế nào cho hợp lý?