Có hai lĩnh vực chủ chốt về trách nhiệm bạn phải dấn thân để hoàn thành.
Thứ nhất, phải chắc chắn cho sếp của bạn thấy rõ về những việc quan trọng
nhất bạn làm cho công ty ấy. Việc bạn xác định mức độ ưu tiên sẽ không có
tác dụng làm cho bạn làm việc chăm chỉ và xuất sắc về việc gì đó mà sếp
của bạn không cho là quan trọng nhất. Nhưng điều đó có thể giúp bạn bắt
đầu và hoàn tất nhiệm vụ rất tốt mà sếp của bạn sẽ cho là có giá trị.
Nhận nhiệm vụ từ sếp của bạn
Thứ hai, hãy nhận trách nhiệm về các nhiệm vụ mà sếp của bạn không
muốn làm. Cách đây ít năm, khi tôi làm việc cho một cán bộ điều hành cấp
cao, ông ta cho phép tôi duyệt thư của ông mỗi buổi sáng trước khi ông
vào. Tôi thấy ngay các vấn đề nhỏ mà mình có thể giải quyết nhanh và hiệu
quả sẽ tiết kiệm được thời gian cho ông ta và tránh phiền phức cho ông ta
phải giải quyết chúng.
Tình cờ thôi vì trước đây không có ai làm việc cho ông chịu tự nguyện
nhận các trách nhiệm nhỏ bé này. Tôi lấy làm ngạc nhiên thấy ông ta đánh
giá cao biết bao việc không phải làm các chi tiết lặt vặt này. Tôi càng nhận
lấy những nhiệm vụ tầm thường này cho ông, thì ông ta càng quý tôi và
cuối cùng ông ta đã tăng lương cho tôi. Sau này tôi mới biết là trong quá
trình làm việc với công ty đó ông ta đã trả lương cho tôi cao hơn bất cứ ai
khác có năng lực gì đi nữa đã làm việc cho ông.
Đừng bao giờ thỏa mãn
Chiến lược thứ ba liên quan đến trách nhiệm có lẽ là quan trọng nhất. Nó
đơn giản là: yêu cầu thêm. Cách tiếp cận này có thể tạo nên sự nghiệp cho
bạn.
Đôi khi tôi được mời nói chuyện với các học viên tốt nghiệp các lớp kinh
doanh thương mại. Những người tổ chức cho tôi biết là những thanh niên
này sắp sửa bắt tay vào nghề. Họ băn khoăn và thiếu tự tin. Họ không biết