LÀM GIÀU TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC - Trang 102

gien con người, đã được dự đoán là sẽ không hoàn tất trước năm 2005. Sự chống
đối của tôn giáo về việc dùng công nghệ sinh học để thay đổi con người có thể
tạo ra một môi trường chống đối của xã hội đối với việc sử dụng công nghệ này,
tương tự như tình trạng vô luật pháp và xáo trộn của Trung Á đối với việc khai
thác dầu hỏa.

Các đầu óc hiếu kỳ có thể bỏ qua việc khoan những giếng thăm dò để tìm ra

những giếng dầu khổng lồ mới và chọn cách thức chắc chắn hơn, ít rủi ro hơn và
ít vốn đầu tư hơn là triển khai thêm việc thăm dò ở những khu vực có dầu đã
được biết. Điều này cũng đúng với việc phát triển công nghệ điện toán. Trong
năm 1998 IBM công bố một qui trình để sắp xếp nhiều tầng bán dẫn trên các vi
mạch bán dẫn bằng silicôn. Đây là một sự phát triển quan trọng để thúc đẩy công
nghệ tiến bộ, nhưng nó không quan trọng bằng việc phát minh ra mạch bán dẫn
hay vi mạch bán dẫn. Đây là một tiến bộ triển khai hơn là một đột phá căn bản.

Trong lúc nghiên cứu và phát triển thường được gộp chung với nhau nhằm

mục đích phân tích những nguồn tiến bộ công nghệ, nhưng thực ra không nên
như thế. Nghiên cứu là hoạt động tạo ra những đột phá căn bản trong những lãnh
vực mới thí dụ như công nghệ sinh học - đi sâu vào kiến thức. Phát triển là hoạt
động triển khai kiến thức công nghệ trong những lãnh vực sẵn có - mở rộng thêm
kiến thức. Giữa chúng có một khu vực - thường được gọi là nghiên cứu ứng
dụng, trong đó khoa học căn bản đã được xác định, nhưng một số đột phá kỹ
thuật cần phải được xuất hiện để tăng cường xác minh cho những gì đã được biết
theo ý nghĩa khoa học. Dự án nghiên cứu bom nguyên tử Manhattan trong Thế
chiến thứ 2 thuần túy là nghiên cứu ứng dụng. Einstein và các nhà vật lý học khác
đã chứng minh rằng một quả bom như thế có thể thực hiện được trên lý thuyết,
nhưng thực tế có thể thực hiện được không?

Để phát triển kiến thức, người ta bắt đầu với ý muốn thực hiện đầu tư cần thiết

trong cả hai lãnh vực nghiên cứu hoặc phát triển. Một vài nước sẵn sàng, một số
khác lại không. Số lượng đầu tư đúng thì không rõ ràng. Trong bốn nền kinh tế
lớn nhất của thế giới, tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu phát triển trên GDP gần như
nhau: Pháp và Đức 2,3% - Nhật Bản: 2,8% và Hoa Kỳ: 2,5%. Nhưng nguyên
nhân là không nước nào muốn để cho ba nước kia qua mặt mình, hơn là chứng tỏ
tất cả đều chi tiêu đúng mức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.