thuần được phát sinh đã không tích lũy cho những người tài trợ cho nghiên cứu
phát triển. Như vậy đã có một lượng dư thừa khổng lồ lan tỏa vào xã hội từ việc
chi tiêu cho nghiên cứu phát triển.
Điều lý thú về những khoản “lợi ích xã hội” lớn lao là chưa người nào tìm thấy
điều gì ngoài những kết quả đạt được. Đó là một trong những kết luận vô cùng
mạnh mẽ trong kinh tế học. Những người theo chủ thuyết hoài nghi bướng bỉnh
có thể cho rằng kết quả 66% không phải là kết luận hoàn hảo, bởi vì “lợi ích biên
tế” tính trên một đô la chi tiêu trong tương lai có giá trị thấp hơn “lợi ích bình
quân” của đồng đô la chi tiêu trong quá khứ. Nhưng cũng không chắc rằng các
khoản “lợi ích biên tế xã hội” gần bằng 6% chi phí vốn. Nếu như thế, thì những
lợi ích bình quân sẽ không đạt đến 66%.
Sự khác biệt giữa “tỷ suất sinh lợi xã hội” và “tỷ suất sinh lợi tư nhân” là lý do
hàng đầu giải thích tại sao chính phủ phải tài trợ cho nghiên cứu phát triển. Các
xã hội có thể thụ hưởng các tác dụng dư thừa. Họ có thể chú ý vào “tỷ suất sinh
lợi xã hội” 66% chứ không để ý đến “tỷ suất sinh lợi” 24% của tư nhân. Họ
không cần phải quan ngại về xí nghiệp đặc biệt nào hưởng lợi. Nếu các chính phủ
không hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển, sẽ có rất ít nghiên cứu phát triển được
thực hiện.
Nhưng tỷ suất sinh lợi 66% còn cho thấy điều khác nữa. Rất có thể những tay
chi tiêu cỡ lớn như Hoa Kỳ cũng chi tiêu quá ít cho nghiên cứu phát triển. Một
“tỷ suất sinh lợi 66%” cao hơn nhiều so với những “tỷ suất sinh lợi đầu tư” trong
những lãnh vực khác.
Qui luật thứ 8: Hoàn vốn kinh tế từ việc gia tăng thêm đầu tư xã hội trong
nghiên cứu cơ bản cũng rõ ràng như bất cứ điều gì trong kinh tế học.
Chiến lược đúng đắn sẽ thúc đẩy đầu tư đáng kể, từ 3 đến 4% GDP trong một
thập kỷ và xem điều gì xảy ra trong thời gian đó. Nếu không tạo ra được các tiến
bộ khả quan về kiến thức thì việc chi tiêu có thể cắt giảm trở về mức cũ 3%. Nếu
tỷ lệ thu hồi vẫn ở mức 66%, thì mức chi tiêu nên được nâng lên dần dần cho đến
khi mức thu hồi ghi nhận được bắt đầu giảm xuống.
Các nhà tài trợ nghiên cứu cũng cần phải chọn lựa sự phối hợp đúng giữa việc
hỗ trợ cho các cá nhân sáng tạo và các định chế. Một phần của các quỹ nghiên
cứu ở các quốc gia phải được đưa vào các định chế để duy trì sự liên tục của công
tác nghiên cứu dài hạn. Nhưng ở nhiều quốc gia, và trong trường hợp các viện