LÀM GIÀU TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC - Trang 120

ngoan hiểu được thực tế này. Hoạt động như một nhà độc quyền mua và đưa vấn
đề tham gia thị trường nội địa để dẫn dụ, Trung Quốc đòi chia xẻ công nghệ mà
các hãng như Boeing và Reuters đang bán trong thị trường của họ. Họ không cần
vốn của các hãng này vì họ tiết kiệm được 30% thu nhập và tích lũy 100 tỉ USD
trong dự trữ thanh toán quốc tế - nhưng họ đòi hỏi kiến thức của các hãng để đổi
lại quyền được hoạt động ở Trung Quốc. Người Mỹ rất phàn nàn về yêu cầu của
Trung Quốc, nhưng họ cũng nhớ lại một cách thật sâu sắc một câu chuyện lịch sử
từ thời ở trường trung học về một kỹ sư Mỹ khôn ngoan đã dùng trí nhớ như máy
chụp ảnh của mình trong khi tham quan những xưởng dệt của Anh Quốc vào đầu
những năm 1800, và sau đó đã xây dựng lại các xưởng dệt tương tự tại New
England. Sau Thế chiến thứ 2, lúc đầu người Mỹ cũng đã rất vui vẻ tiếp đón
những doanh nhân Nhật Bản đem theo máy ảnh đến thăm viếng các nhà máy sản
xuất khắp nơi. Nhưng niềm vui của họ kéo dài không được bao lâu. Ngày nay ít
có nhà máy nào mở cửa cho khách hàng thuộc thế giới thứ ba đến viếng thăm.

Sao chép là cách duy nhất để bắt kịp. Bất cứ quốc gia nào đã đuổi kịp đều nhờ

sao chép. Các nước trong thế giới thứ ba hiểu rằng, cho đến khi họ giành được
những kiến thức cần có, họ sẽ không bao giờ chuyển lên được thế giới thứ nhất.
Các nước thuộc thế giới thứ ba hiểu rằng họ không đủ tiền để mua những gì họ
cần - ngay cả khi đối tượng có tri thức sẵn sàng muốn bán, và họ không sẵn sàng
- họ phải sao chép.

Gần đây tôi nghe một bài phát biểu của một viên chức điều hành của một công

ty tư vấn lớn của Hoa Kỳ. Ông này thúc giục các đồng sự trong công ty đề nghị
chuyển trụ sở đến Ấn Độ vì người Ấn rất giỏi về sao chép, có rất ít luật lệ hạn chế
việc sao chép và cũng ít khi áp dụng luật hiện có. Ông ta nhận xét rằng Ấn Độ chỉ
công nhận bằng sáng chế cho qui trình chế tạo dược phẩm chứ không chấp nhận
bằng sáng chế cho dược phẩm. Nhưng ông ta lại nói tiếp rằng Ấn Độ rất giỏi về
việc phát triển các qui trình chế tạo thay thế. Thực tế là không ai kiểm soát cẩn
thận các qui trình này để xem có sự khác biệt nào không thì không được nói đến.
Ông ta cũng chẳng cần nói rằng những gì đã làm ra tại Ấn Độ lặng lẽ được đưa
vào lưu hành trong hệ thống thương mại quốc tế mà chẳng ai có trách nhiệm trả
một xu nào cho tri thức mà lẽ ra được công nhận là sở hữu trí tuệ ở nơi nào đó.

Trong khi người ta có thể hiểu tại sao những nước đang phát triển không muốn

trả tiền bản quyền sử dụng dược phẩm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.