8. CÁC CÔNG CỤ
Các khoản đầu tư vật chất về nhà máy, văn phòng, trang thiết bị, nhà cửa và hạ
tầng cơ sở là bậc tiếp theo trong Kim tư tháp thịnh vượng. Tên gọi Chủ nghĩa tư
bản bắt nguồn từ quyền sở hữu đối với các cơ cấu tư bản này, vì trong thế kỷ sau
cuộc cách mạng công nghiệp, vốn sản xuất được xem như một yếu tố sống còn
cho sự thành công kinh tế. Vốn đầu tư sản xuất đóng vai trò trực tiếp đối với sự
tiến triển kinh tế và sự thịnh vượng.
Các khoản đầu tư theo bản chất đòi hỏi một sự sẵn sàng hy sinh cho tương lai.
Một số động vật tự thân đã có sự chuẩn bị này. Chúng dự trữ thức ăn và làm nơi ở
trú đông. Một số động vật như loài hải ly còn xây đập và thay đổi môi trường
thiên nhiên cho chúng. Nhưng có rất nhiều loài không làm việc này. Về mặt kinh
tế thì loài thứ hai này phải chịu đựng một điều kiện sinh sống thấp hơn trong suốt
mùa đông. Nhiều con chết vì đói hoặc do dãi dầu gió tuyết. Tạo hóa không quan
ngại đến sự tử vong của chúng mà chỉ giải quyết sự sống còn của các chủng loài
này bởi một số lượng con sinh sản trong mùa hè đủ để có thể duy trì sự sống còn
của các giống loài này cho đến mùa xuân tới. Tạo hóa không quan tâm đến sự
sống còn của cá nhân. Một con sơn dương chạy nhanh nhất cũng có thể kém may
mắn khi bị một con sư tử nhanh nhất bắt và ăn thịt; hoặc nó cũng có thể tình cờ
vấp ngã và bị một con sư tử rất chậm chạp ăn thịt. Sự lựa chọn tự nhiên và tốt
nhất là một tập hợp các hình thái của sự tồn tại và tiến bộ. Một cá nhân xuất sắc
nhất không cần thiết phải là một người sống sót để cho một chủng loại tồn tại.
Điều khiến cho con người thực sự là con người là vì họ có quá khứ và tương
lai. Vì họ biết họ đang trên một hành trình, họ sẵn sàng đầu tư để cải thiện cho
tương lai và ngay cả khi họ biết rằng họ chỉ là các cá thể sẽ không sống mãi để
hưởng thụ các thành quả do các đầu tư đó đem lại. Con người thời sơ khai không
đầu tư cho tương lai, sống không khác mấy với loài hải ly. Họ làm chỗ ở, tồn trữ
lương thực và họ cũng thay đổi chút ít môi trường xung quanh họ, nhưng không
tiến bộ theo thời gian vì họ đã không đầu tư một cách có hệ thống để thay đổi
tương lai. Các bộ lạc thời sơ khai tương tự như các động vật. Họ ngưng tạo dựng
khi được no đủ, ấm áp, khô ráo. Ngược lại, các nền văn minh lớn đã được đánh
dấu bởi sự sẵn sàng sử dụng và đầu tư cho các công cụ mới. Đó là thực chất của
những gì tạo nên các nền văn minh lớn.