Cùng một kích cỡ không thể vừa cho mọi người. Cố tìm cách gò ép sự phát
triển quyền sở hữu trí tuệ hôm nay vào một hệ thống của hôm qua sẽ không thực
hiện được. Hệ thống một kích cỡ như hiện nay cần phải được xem xét lại để tạo
ra một hệ thống khác biệt hơn.
Hoa Kỳ – Kỹ năng, nghề nghiệp và việc làm lương cao
Nhu cầu hàng đầu của Hoa Kỳ là xây dựng tảng kỹ năng của kim tự tháp giàu
có. Đây không phải điều đơn giản là chỉ cải thiện hệ thống trường học mà liên
quan đến những thay đổi lớn là làm thế nào để tài trợ cho việc đào tạo ngay tại
nơi làm việc và khu vực dịch vụ nên tổ chức như thế nào.
Mặc dù là người sáng tạo ra hệ thống giáo dục công cộng bắt buộc rộng rãi,
người Mỹ đã dần thối lui từ hệ thống đã từng đem lại thành công cho họ. Hoa Kỳ
đã sáng tạo ra hệ giáo dục công cộng bắt buộc K-12 để cung ứng những kỹ năng
cần thiết cho thời đại công nghiệp mới. Hoa Kỳ là nước đầu tiên thành lập các đại
học công thuộc các bang nơi mà học phí thấp hơn phí tổn rất nhiều. Có lẽ cũng
cần nêu lên đây là cả hai việc trên không do yêu cầu của các bậc cha mẹ đòi hỏi
một hệ thống giáo dục tốt hơn cho con em của họ mà theo yêu cầu của các nhà
kinh doanh cần có một lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn. Các quỹ từ thiện
của các nhà doanh nghiệp có cùng tư tưởng đã thành lập nhiều trường đại học tư
và cấp học bổng mà sau này được biết như là sự tiếp nhận sinh viên không phân
biệt – học phí điều chỉnh theo thu nhập của gia đình và trình độ hơn là giàu có
quyết định ai sẽ được tiếp nhận.
Mặc dù lịch sử là thế nhưng tinh thần của thời kỳ đó đã lấn dần các hoạt động
giáo dục của chính phủ. Chi tiêu của chính phủ giảm xuống, chi tiêu của tư nhân
tăng lên và tổng chi tiêu giữ đều ở mức 6,5% của GDP trong những năm 1990. Ở
tầm liên bang, áp lực ngân sách do chương trình an sinh xã hội và chăm sóc sức
khoẻ cho người già đã ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục. Chi cho giáo dục của
liên bang đã giảm từ 3,4 xuống còn 1,8% ngân sách liên bang từ 1975 và 1995.
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, chi cho quốc phòng không còn là lý do biện
minh cho việc giảm chi tiêu cho giáo dục. Dự luật về Nhân viên quân sự trong
những năm 1950 và Đạo luật về Giáo dục quốc phòng quốc gia trong những năm
1960 không còn nữa. Số đào tạo tiến sĩ trong các ngành khoa học và kỹ sư giảm
50% so với hai thập kỷ trước. Các đại học công thuộc các bang ngày càng lệ
thuộc ít hơn vào công quỹ và nhiều hơn vào học phí của sinh viên, thực chất đã