LÀM GIÀU TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC - Trang 244

giới. Đơn giản là chúng chỉ cần tham gia vào một nhóm toàn cầu nơi có những
công nhân bên ngoài Hoa Kỳ cung ứng kỹ năng mà người Mỹ không có.

Kết quả là chẳng có gì khẩn trương để cha mẹ của những sinh viên sẽ được đào

tạo tốt dành mọi cố gắng để làm thay đổi hệ thống giáo dục đối với thanh niên sẽ
được đào tạo kém cỏi. Nếu con em của họ sẽ được đào tạo kém cỏi, họ sẽ nhanh
chóng từ bỏ những quyền lợi hiện có trong hệ thống không muốn thấy thay đổi.
Nhưng họ không cần phải làm xáo trộn hệ thống hiện có để con em của họ được
đào tạo tốt. Hệ thống đó đang mang đến chọ họ những gì họ cần.

Đây là một mô hình phát triển kinh tế riêng lẻ không công khai. Một bộ phận

của lực lượng lao động Hoa Kỳ sẽ có đủ kỹ năng cần thiết để hoạt động tốt trong
nền kinh tế toàn cầu sử dụng nhiều công nghệ mới. Họ sẽ tiến lên giành thắng lợi
về kinh tế, tham gia nhóm hoạt động toàn cầu và bỏ lại phía sau thành phần còn
lại của lực lượng lao động Hoa Kỳ. Vấn đề không phải là mô hình này không
thực hiện được. Vấn đề chính ở chỗ mô hình này thực hiện được.

Vấn đề của mô hình phát triển kinh tế riêng lẻ không phải là kinh tế. Mô hình

này phù hợp cho người Mỹ có kỹ năng cũng giống như các kỹ sư phần mềm tại
Bangalore, Ấn Độ. Vấn đề cũng không hẳn là chính trị. Ấn Độ chứng minh là các
nước có thể sống chung với tình trạng mất cân bằng lớn trong nước trong một
thời gian dài mà không bị thổi phồng lên về mặt chính trị. Vấn đề chủ yếu là vì
đạo đức. Có phải người ta đang sống trong một xã hội tốt nếu xã hội đó cố tình để
một bộ phận lớn công dân bị loại khỏi thế giới thứ nhất và thực sự trở thành
những người hưởng lương của thế giới thứ ba?

Mặc dù đã có nhiều báo cáo kêu gọi thành lập hệ thống học nghề tại Hoa Kỳ

nhưng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ triển khai chương trình học nghề như ở Đức.
Các chương trình này đã xây dựng dựa trên những truyền thống mà Hoa Kỳ
không có: sự kính trọng đối với những thợ có chuyên môn cao phát sinh từ những
phường hội thời Trung cổ tại châu Âu. Chúng ta cũng không có những công ty
đầu tư vào nâng cao kỹ năng như các công ty Nhật đã làm. Trong thời kỳ khó
khăn về kinh tế trong những năm 1980, các công ty Hoa Kỳ đã cắt giảm chi tiêu
cho huấn luyện. Trong thời kỳ khó khăn về kinh tế trong những năm 1990, các
công ty Nhật lại chi tiêu nhiều hơn cho huấn luyện. Thái độ có khác nhau.
Chuyển dịch lao động lúc nào ở Hoa Kỳ cũng cao hơn ở Nhật Bản hay châu Âu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.