tăng thị phần tại Hoa Kỳ hay châu Âu. Kết quả là sẽ có những ảnh hưởng không
thuận lợi đối với các ngành công nghiệp Hoa Kỳ hay châu Âu đang cạnh tranh
với các nhà xuất khẩu châu Á và Nhật Bản. Giá bán, lợi nhuận và sản lượng sẽ
giảm.
Điều sắp xảy ra đã có thể nhìn thấy trong ngành công nghiệp Hoa Kỳ như thép.
Giá bán đã giảm 25% kể từ khi có cuộc khủng hoảng châu Á. Trong 12 tháng của
năm 1998, nhập khẩu thép vào Hoa Kỳ tăng mạnh (Hàn Quốc tăng 56%, Úc tăng
98%, Nhật Bản tăng 219% và Trung Quốc tăng 245%) và sản lượng thép của Hoa
Kỳ giảm 25%. Nhiều ngành công nghiệp khác cũng sẽ tăng (nhập khẩu) tương tự.
Điều nghe có vẻ hợp lý (xuất khẩu nhiều hơn) đối với một nước trở nên vô lý
khi tổng hợp trên toàn cầu. Các nước châu Á lâm vào khủng hoảng trong năm
1997 cần phải giải quyết nhập siêu trước đó và có thêm tiền để trả nợ tồn đọng.
Họ cần ít nhất 75 tỷ USD xuất khẩu ròng để thực hiện việc này. Brasil cần và có
kế hoạch xuất khẩu ròng 15 tỷ USD. Mexico và Argentina mỗi nước cần từ 10
đến 15 tỷ USD. Danh sách có thể kéo dài mãi. Nga và tất cả các nước Trung Âu
đều cần xuất khẩu nhiều hơn để có thể chựng lại được và trả nợ. Nhật Bản không
thể chính thức nói rằng họ có kế hoạch sử dụng xuất khẩu để làm đòn bẩy phục
hồi nhưng thực chất Nhật Bản đang trông chờ vào xuất khẩu ròng ít nhất 100 tỷ
USD để giúp bắt đầu phục hồi kinh tế. Tổng hợp số xuất khẩu ròng mà các nước
trên thế giới trông chờ để thoát ra khỏi khủng hoảng thì con số này vượt quá 250
tỷ USD.
Nhưng không ai có thể tăng xuất khẩu ròng nếu không có ai khác tăng nhập
khẩu ròng. Khi chúng ta nói đến con số 250 tỷ xuất khẩu ròng, chỉ có 3 nơi có thể
trông chờ với con số to lớn như thế – Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ. Nhật Bản
cũng muốn tăng xuất khẩu và đã thông báo cho các nước châu Á không nên nhìn
về Nhật Bản như một thị trường xuất khẩu. Châu Âu cũng không khác gì Nhật
Bản bao nhiêu. Châu Âu chưa bao giờ là một thị trường lớn cho hàng công
nghiệp của thế giới đang phát triển nhưng châu Âu cũng lệ thuộc vào kim ngạch
xuất siêu 120 tỷ USD với Hoa Kỳ để giữ mức thịnh vượng của họ. Với sự khủng
hoảng của Nga tại Đông Âu đang đe dọa lan sang Trung Âu, số tăng nhập khẩu ít
ỏi cho phép và mức cầu nội địa thấp hơn chỉ có thể dành cho các nước láng giềng
Đông Âu. Như vậy chỉ còn có Hoa Kỳ là nơi tập trung của các kế hoạch xuất