doanh nghiệp sẽ phá sản tại Hàn Quốc và Đông Nam Á; các ngân hàng Nhật đã
phá sản trên cơ sở các khoản nợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản vay nay lại càng
phá sản vì các khoản nợ cho các doanh nghiệp Hàn Quốc và Đông Nam Á vay.
Nước Nga cũng rơi vào khủng hoảng. Nhưng nếu không phải vì hàng nghìn vũ
khí nguyên tử của Nga, không ai còn quan tâm đến những khó khăn kinh tế của
họ. Đó là một nền kinh tế nhỏ (nhỏ hơn Brasil và Indonesia ) và ít dính dáng với
thế giới còn lại. Trong vòng một tuần của tháng 8 năm 1998, thị trường chứng
khoán Nhật Bản đã mất đi một giá trị mà nền kinh tế Nga cần một năm để sản
xuất ra. Các ngân hàng phương Tây có thể chịu rủi ro vơi số 30 tỷ USD của họ tại
Nga nhưng đây là một số tiền rất nhỏ so với thị trường vốn toàn cầu.
Nước Nga quan trọng là vì nếu nền kinh tế Nga hoàn toàn sụp đổ thì có nhiều
người Nga muốn tìm lại vị trí cá nhân bằng cách bán đi vũ khí nguyên tử và cả hệ
thống phóng đi cho người trả giá cao nhất. Đây là một vấn đề chính trị lớn, không
phải vấn đề kinh tế. Lời giải sẽ là Cục tình báo trung ương (CIA) sẽ mua tên lửa
và vũ khí nguyên tử khi chào bán trên thị trường chợ đen. Hoa Kỳ có nhiều tiền
hơn Iraq hay Iran và tất nhiên có thể mua với giá cao hơn. Kết cục là làm như thế
còn rẻ hơn trao tiền cho Nga khi mà người Nga đã công khai nhìn nhận rằng tiền
viện trợ của phương Tây đã biến vào các tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ, không
đem lại lợi ích gì cho nước Nga hay người Nga bình thường.
Nhưng đây là quá khứ. Những nước này đã lâm vào khủng hoảng. Nhìn về
phía trước, điều lo lắng lớn là Trung Quốc. Đây là điểm mấu chốt quyết định một
cuộc khủng hoảng châu Á có trở thành cuộc khủng hoảng của toàn thế giới thứ
ba.
Trung Quốc có một ảnh hưởng quan trọng về hiệu ứng xoắn ốc toàn cầu vì
Trung Quốc cạnh tranh với tất cả các nước trong thế giới thứ ba. Nếu Trung Quốc
rơi vào khủng hoảng và phá giá tiền tệ, mọi nước trong thế giới thứ ba sẽ nối
bước phá giá tiền tệ của họ. Do đó, cả thế giới đang theo dõi tỷ lệ tăng trưởng của
Trung Quốc để xem Trung Quốc có rơi vào tình trạng suy thoái không.
Trung Quốc công bố là trong năm 1998 tỷ lệ tăng trưởng giảm nhưng chỉ
xuống mức 8%, một tỷ lệ tăng trưởng rất lành mạnh – và nếu đúng thì không lo
Trung Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng. Nhưng những con số này không thể chính
xác. Nền kinh tế không thể tăng trưởng 8% nếu sản lượng điện chỉ tăng 2,6%.
Hồng Kông là trung tâm kinh tế của miền Nam Trung Quốc và đã công bố mức