Một chính sách thuế phù hợp cũng không phải là liều thuốc giải độc. Các chính
phủ châu Á đều có bội thu (thặng dư) ngân sách – Hàn Quốc có số bội thu lớn.
Mexico lâm vào khủng hoảng vào năm 1982 khi chính phủ có số bội chi (thâm
hụt) ngân sách lớn nhưng cũng lại khủng hoảng vào năm 1994-95 khi chính phủ
có số bội thu ngân sách.
Thời gian càng dài để giải quyết khủng hoảng thì tình hình sẽ càng tồi tệ hơn.
Sau tám năm tăng trưởng không đáng kể tại Nhật Bản, các công ty có lợi nhuận
thấp trở thành các công ty thua lỗ. Vào mùa thu năm 1998, các công ty tầm cỡ thế
giới như Toshiba và Hitachi đã báo cáo lỗ. Chỉ có 27% doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Nhật có lãi. Các ngân hàng nhận thấy rằng số nợ khó đòi tăng dần và ngưng
cho vay. Chính phủ Nhật đã hạ lãi suất xuống mức 0,15% trong năm 1998 nhưng
chỉ một vài doanh nghiệp có thể vay hay tái tục các khoản vay cũ. Người tiêu
dùng Nhật Bản không có tiền để mua xe ô-tô và thị trường ô-tô Nhật Bản giảm
hơn 50% vì 18 triệu hộ gia đình phải lo thanh toán tiền cầm cố nhà mà hiện nay
giá trị còn thấp hơn số cầm cố chưa thanh toán. Vì người Nhật không thể giao
chìa khóa nhà cho ngân hàng và xem như hết nợ như ở Hoa Kỳ, những hộ gia
đình này phải chịu cảnh trả nợ suốt đời mà chẳng còn gì đáng giá sau khi trả hết
nợ.
Một vòng lẩn quẩn xoắn ốc đi xuống xuất hiện. Lợi nhuận sẽ không thể phục
hồi nếu không có tăng trưởng. Tăng trưởng sẽ không thể phục hồi vì mọi người
đều chìm đắm trong nợ khó đòi. Nếu không có cơ chế loại bỏ nợ, chỉ còn sự lựa
chọn là hạn chế chi tiêu (hay khuyến khích tiết kiệm). Mọi người ngồi chờ hành
động hữu hiệu về mặt xã hội.
Có phải chính phủ Nhật Bản là một Herbert Hoover hiện đại hay họ có thể
hành động?
Phần còn lại của thế giới
Câu trả lời cho câu hỏi trên không chỉ thỏa đáng riêng cho Nhật Bản. Nếu Nhật
Bản không thể hành động, họ có thể kéo nước khác trong nền kinh tế toàn cầu
cùng đi xuống với họ. Nước giàu nhất châu Á thay vì cần phối hợp để cứu láng
giềng của mình, họ cần tự cứu mình. Những thế yếu đọng lại sẽ trở thành thế yếu
càng to lớn hơn. Tại hội nghị thượng đỉnh châu Á vào tháng 12 năm 1997, Nhật
Bản thông báo cho các láng giềng của mình đừng nên trông chờ vào Nhật Bản
như là một thị trường cho sản phẩm của họ. Không có thị trường Nhật Bản, nhiều