tăng trưởng âm đến 5% trong năm 1998. Nếu Trung Quốc tăng trưởng 8% thì
Hồng Kông không thể giảm đến 5% trong năm 1998. Ngoài ra, GITIC, ngân hàng
đầu tư lớn nhất miền Nam Trung Quốc sụp đổ với số nợ gấp đôi số tài sản. Vào
đầu năm 1999, một ngân hàng đầu tư lớn ở miền Bắc cũng cùng chung số phận.
Ngân hàng đầu tư không sụp đổ trong môi trường tăng trưởng 8%. Tóm lại, tỷ lệ
tăng trưởng thực tế của Trung Quốc thấp hơn 8% nhiều. Vào cuối năm, chính
Thủ tướng Trung Quốc cũng đã thừa nhận thực tế này khi buộc tội các quan chức
địa phương đã báo báo số liệu quá lạc quan.
Nhưng bất cứ tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc là gì đi nữa, cho dù số dương
hay số âm, Trung Quốc không phải là nhân tố quyết định cuộc khủng hoảng châu
Á có biến thành cuộc khủng hoảng toàn cầu hay không. Trung Quốc và thế giới
thứ ba không phải là đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới đi tới. Những đầu tàu kinh
tế nằm trong thế giới thứ nhất.
Trong nền kinh tế toàn cầu, một khu vực nào đó không có khả năng giải quyết
các khó khăn ở đó có thể tạo khó khăn cho phần còn lại của thế giới. Mối đe dọa
này bắt nguồn từ Nhật Bản nhưng điều quan trọng là cần nắm chính xác tính chất
của mối đe dọa đó.
Không phải châu Âu mà cũng chẳng phải Bắc Mỹ lệ thuộc vào mức cầu của
châu Á để nền kinh tế của họ tồn tại. Cả hai khu vực này chỉ xuất khẩu có 2,5%
GDP sang châu Á. Một sự sụp đổ của châu Á có làm giảm xuất khẩu của họ còn
một nửa cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Nhiều nhà máy của Hoa Kỳ tại châu Á cũng là những điểm sản xuất ngoại biên
với thị trường chủ yếu vẫn là Hoa Kỳ. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu linh kiện
sang các nhà máy lắp ráp tại châu Á để tái xuất khẩu sản phẩm hoàn tất trở về
Hoa Kỳ để tiêu thụ. Các doanh nghiệp này sẽ có thêm lợi nhuận từ khủng hoảng
châu Á vì chi phí sản xuất tại châu Á thấp hơn nhiều.
Mối đe dọa kinh tế thế giới cũng chẳng phải phát sinh từ sự lây lan của thị
trường chứng khoán và giá cổ phiếu sụt giảm. Cả Hoa Kỳ và châu Âu đều biết
cách chế ngự sự suy sụp của thị trường chứng khoán. Họ đã thành công vào tháng
10 năm 1987 khi mà thị trường chứng khoán Hoa Kỳ mất giá 25% chỉ trong vòng
3 ngày.
Vấn đề bắt nguồn từ chiến lược của châu Á và Nhật Bản kêu gọi xuất khẩu để
thoát ra khỏi khó khăn hiện nay. Để làm được việc này, họ sẽ phải giảm giá và