LÀM GIÀU TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC - Trang 72

khẩu của cả thế giới. Thực chất đây là thị trường xuất khẩu đầu tiên cũng như sau
cùng và là thị trường duy nhất của các nước.

Những kế hoạch này sẽ không thực hiện được nếu Hoa Kỳ rơi vào tình trạng trì

trệ hay suy thoái. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ thay vì tăng sẽ giảm. Ảnh hưởng xấu
sẽ tác động qua lại và trong quá trình đó sẽ mạnh lên, cũng giống như một trận
cuồng phong gia tăng sức mạnh trên đường di chuyển. Nhưng cho dù không có
suy thoái, vẫn là vấn đề lớn đối với một chiến lược như vậy.

1. Hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ buộc hàng trong nước xuống giá. Do giá bán

giảm, lợi nhuận của các công ty Hoa Kỳ biến mất. Ảnh hưởng của mức cầu tổng
hợp về tăng nhập khẩu có thể giải quyết dễ dàng hơn bằng chính sách tiền tệ và
thuế để giữ mức nhân dụng nhưng ảnh hưởng của giá thì không giải quyết được.
Khi giá giảm và lợi nhuận biến dần, thị trường chứng khoán cũng sẽ giảm. Tự
cảm thấy mình nghèo đi và chi thâm vào tiết kiệm, người Mỹ sẽ giảm mua hàng
tiêu dùng và nền kinh tế đi vào suy thoái. Thay vì tăng, nhập khẩu vào Hoa Kỳ lại
giảm.

2. Hoa Kỳ đã thâm hụt tài khoản thanh toán đến 160 tỷ USD trước khi cuộc

khủng hoảng châu Á bắt đầu vào năm 1997. Nếu cộng thêm 250 tỷ nữa thì con số
thâm hụt sẽ làm cho các nhà đầu tư quốc tế lo sợ vì không muốn mất tiền từ đầu
tư vào Hoa Kỳ. Đưa tiền ra khỏi đồng đô la có vẻ hấp dẫn khi nhìn thấy kim
ngạch nhập siêu tăng dần. Một cách thoát ra khỏi USD kiểu Mexico có thể xảy
ra.

3. Trong khi chân lý trong kinh tế quốc tế cho rằng không một nước nào có

thể chịu một kim ngạch nhập siêu lớn mãi mãi thì chân lý này lại không áp dụng
trong trường hợp của Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ cung ứng cho thế giới một loại ngoại tệ
dự trữ. Hoa Kỳ có thể vay mượn kim ngạch cần thiết bằng đô la, loại tiền tệ của
chính họ. Vì họ có thể in đô la, không có rủi ro về mất khả năng hoàn trả. Người
cho vay nhận lại đô la có thể có giá trị thấp nhưng họ sẽ được hoàn trả trong mọi
trường hợp. Về mặt tài chính, Hoa Kỳ không phải là khách nợ quốc tế vì Hoa Kỳ
không có nợ ghi bằng tiền tệ của nước khác.

Tình trạng đặc biệt của Hoa Kỳ đã chấm dứt từ ngày 1-1-1999 khi đồng Euro

ra đời. Lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ 2, người ta có chỗ tốt để chạy nếu
muốn tách khỏi USD. Trước đây mỗi loại tiền tệ châu Âu quá nhỏ bé và thị
trường tài chính Nhật Bản lại qui định quá chặt chẽ thành ra không bên nào có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.