Sức mạnh của Hoa Kỳ trong chừng mực nào đó đang thể hiện một diện mạo uy
nghi nhưng yếu kém. Hai phần ba lực lượng lao động cấp thấp của họ đang có
trình độ giáo dục và kỹ năng thấp hơn so với tiêu chuẩn của thế giới. Khoảng
cách thu nhập giữa hai lực lượng lao động cấp thấp nhất và cao nhất tăng lên
nhanh chóng đến mức không thể bền vững trong dài hạn. Năng suất lao động tăng
(1,1% / năm) trong thập kỷ vừa qua là mức thấp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và
thấp hơn rất nhiều so với Nhật Bản và châu Âu. Đó là một xã hội tiết kiệm và đầu
tư thấp (châu Âu đầu tư hơn 45%) nên không thể cân bằng cán cân thương mại
(thâm hụt cán cân thương mại hay nhập siêu năm 1998 là 250 tỷ USD) mặc dù có
mức lương thấp nhất trong thế giới phát triển. Trái lại Cộng đồng châu Âu lại
thặng dư cán cân thương mại hay xuất siêu với phần còn lại của thế giới (120 tỷ
USD trong năm 1998).
Hoa Kỳ giống như một người đang huýt sáo trong đêm tối để xua đuổi ma quỉ,
một viên chức chính phủ Đức đã báo cáo liệt kê những yếu kém của Hoa Kỳ.
Trong quan điểm của mình ông ta cho rằng Hoa Kỳ đang phát triển với tỷ suất
tiêu thụ không bền vững (tỷ lệ tiết kiệm âm), thâm hụt thương mại không thể chịu
đựng được (2.000 tỷ USD trong 17 năm) và mức gia tăng giờ làm việc của phụ
nữ cũng không chấp nhận được. Trái lại, Đức tăng trưởng với mức tiết kiệm cá
nhân cao (giữa 12 đến 14%), tỷ lệ đầu tư cao (22% GDP so với 15% của Hoa Kỳ)
và năng suất lao động tăng nhanh hơn (tăng 52% so với mức của Hoa Kỳ năm
1960 lên 101% so với mức năm 1995). Tỷ lệ tăng trưởng năng suất sản xuất của
Đức cao hơn Hoa Kỳ 50%.
Trong thập kỷ 1990, tỷ lệ tăng trưởng GDP điều chỉnh theo lạm phát của 15
nước trong Liên minh châu Âu thấp hơn của Hoa Kỳ (2,1% so với 2,7%), nhưng
với tỷ lệ tăng trưởng dân số thấp hơn, tỷ lệ tăng trưởng GDP thật / đầu người luôn
ngang bằng với Hoa Kỳ. Chủ nghĩa bi quan châu Âu nhìn theo quan điểm viễn
cảnh toàn cầu về vị thế kinh tế của họ có vẻ không có cơ sở.
Dĩ nhiên, chủ nghĩa bi quan thực sự đang tăng lên vì châu Âu không có khả
năng tạo thêm việc làm. Trong lúc Hoa Kỳ tạo ra 11 triệu việc làm trong 7 năm
đầu của thập kỷ 1990 thì châu Âu chỉ tạo ra được 71.000 việc làm - trong đó
không có phần đóng góp của khu vực tư.
Theo quan điểm kinh tế thì chỉ có hai cách để tạo ra việc làm: phát triển nhanh
hơn để tăng số cầu lao động hoặc là giảm lương để tăng số cầu lao động. Với