Trung ương Tây Âu hầu như bế tắc trong đầu thập kỷ 1980 - không thể hiểu được
là thế giới đã thay đổi. Trái lại, Hội đồng Dự trữ Liên bang của Hoa Kỳ ít nhất
cũng đã điều chỉnh phần nào theo thực tế mới này.
Tây Âu không giải quyết vấn đề thất nghiệp của họ vì họ không áp dụng những
chính sách để kích thích tăng trưởng hoặc giảm lương. Họ đang tìm một giải pháp
kỳ diệu thứ ba không hiện thực. Kết quả là Tây Âu nói về việc giảm thất nghiệp
nhưng không làm gì để thực hiện điều đó. Chỉ nói mà không làm.
Thất nghiệp cao là một vấn đề chính trị cấp bách của Tây Âu, nhưng vấn đề
kinh tế thực sự là một điều hoàn toàn khác. Sự nguy hiểm thực sự cho tương lai
kinh tế châu Âu bắt nguồn từ sự thật mất cơ hội do sự mất cân đối về xã hội, công
nghệ và phát triển nhưng chính các yếu tố này lại đang tạo ra sự thịnh vượng ở
chỗ khác. Phía sau khó khăn thực tế của châu Âu là thiếu những yếu tố để thay
đổi - Các doanh nhân. Hoặc có thể tìm hiểu nguyên nhân ở một tầm mức rộng
hơn, có thể vấn đề nằm ở chỗ các xã hội châu Âu không muốn thay đổi và ngăn
cản sự xuất hiện của các doanh nhân.
Nói rằng châu Âu có tất cả các điều kiện tất yếu để thành công không có nghĩa
là nó sẽ thành công. Ngoài vấn đề có đủ nhập lượng (input) châu Âu còn phải
khéo léo tham gia cuộc chơi với mọi người đang chơi. Người ta không thể phí
thời gian để hy vọng rằng đó là một trò chơi khác.
Khả năng mở, đóng và điều động nhanh chóng các phương tiện sản xuất là một
phần của cuộc chơi.
Trong những khu vực không thể đạt được tầm cỡ thế giới hay năng suất tầm cỡ
thế giới thực sự thấp, có những lợi ích to lớn có thể đạt được đối với những người
sẵn sàng dẹp bỏ những ngành công nghiệp có mức lương thấp, thâm dụng nhân
công không hiệu quả. Điều mà người Nhật gọi là chiến lược triệt thoái kinh tế là
rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Năng suất bình quân tăng lên trong
lúc các ngành công nghiệp kém năng suất bị loại bỏ. Nền kinh tế nhập khẩu
những gì được sản xuất trước đây và chuyển dịch lao động vào các cơ hội mới có
giá trị gia tăng cao hơn. Tây Âu không triệt thoái do đó nó không thể tiến lên
được. Không có nơi nào thể hiện rõ ràng những vấn đề này cho bằng châu Âu.
Trong lúc 1,9 tỷ người (một phần ba nhân loại) đã từng sống dưới chế độ cộng
sản gia nhập nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa toàn cầu, họ đang thay đổi
một cách cơ bản sự phân công về địa lý kinh tế trên phương diện toàn cầu. Đông