quả. Thực tế này (còn lớn hơn so với những gì tôi nghĩ lúc đầu) đã thúc đẩy
tôi làm việc sâu nhiều hơn.
34
Bạn có thể xem qua “bảng điểm giờ” trực tuyến của tôi tại: “Deep
Habits: Should You Track Hours or Milestones?” (Tạm dịch: Thói quen
chuyên sâu: Nên theo dõi giờ giấc hay các mốc quan trọng?), ngày 23 tháng
3 năm 2014, http://calnewport.com/blog/2014/03/23/deep-habits-should-
you-track-hours-or-milestones/. (TG)
Nguyên tắc số 4: Có trách nhiệm giải trình thường xuyên
Các tác giả của 4NT cho biết thêm rằng bước cuối để duy trì sự tập trung
vào phép đo chỉ dẫn là: “Các nhóm đang hướng tới mục tiêu tối quan trọng
cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp”. Tại những cuộc họp này, các
thành viên trong nhóm phải đối chiếu bảng điểm, cam kết các hành động cụ
thể giúp cải thiện điểm số trước khi cuộc họp tiếp theo diễn ra và trình bày
kết quả các cam kết đã thực hiện được tại cuộc họp trước đó. Họ lưu ý rằng
đánh giá này có thể được tóm gọn chỉ trong vài phút, nhưng phải được tiến
hành thường xuyên để đạt hiệu quả. Các tác giả cho rằng điều này sẽ hình
thành nên kỷ luật để các nhóm có thể “nghiêm túc thực hiện” hành động.
Các cá nhân tập trung vào thói quen làm việc sâu của riêng mình có thể sẽ
không có hội nhóm để tiến hành cuộc họp, nhưng điều này không có nghĩa
là bạn không cần phải chịu trách nhiệm giải trình thường xuyên. Ở nhiều
phần trong cuốn sách này, tôi đã thảo luận và đề xuất thói quen đánh giá
hằng tuần, trong đó bạn phải lập kế hoạch cho tuần làm việc tiếp theo (xem
Quy tắc số 4). Trong suốt quá trình trải nghiệm với 4NT, tôi đã sử dụng
đánh giá hằng tuần để xem xét bảng điểm, ghi nhớ những tuần xuất sắc
nhằm tìm ra điều gì đã dẫn đến những tuần kém hiệu quả và quan trọng
nhất là tìm ra cách đảm bảo có được điểm số cao cho những ngày sắp tới.
Điều này đã giúp tôi điều chỉnh lịch trình nhằm đáp ứng nhu cầu của phép
đo chỉ dẫn, từ đó rút kinh nghiệm để làm việc sâu hơn nữa.