hành vi hằng ngày của tôi, bởi chỉ trong một thời gian ngắn, tôi chẳng thể
làm gì để có thể lập tức tạo ra sự thay đổi đáng kể cho vấn đề dài hạn này.
Nếu chuyển sang bám sát giờ làm việc sâu, các phép đo này sẽ đột nhiên có
liên quan đến từng ngày của tôi: Mỗi giờ làm việc sâu thêm sẽ ngay lập tức
được phản ánh qua số điểm.
Nguyên tắc số 3: Duy trì bảng điểm hấp dẫn
Các tác giả 4NT giải thích rằng: “Mọi người sẽ thay đổi cách làm việc nếu
họ ghi lại và theo dõi điểm số.” Khi cố gắng thúc đẩy nhóm triển khai mục
tiêu tối quan trọng của tổ chức, nhất định phải có một nơi công khai ghi lại
và theo dõi các phép đo chỉ dẫn của họ. Bảng điểm này tạo cảm giác cạnh
tranh, khiến họ tập trung vào các phép đo dù có bị các nhu cầu khác thu
hút. Nó cũng làm gia tăng động lực. Khi nhận ra thành công bắt nguồn từ
phép đo chỉ dẫn, mọi người sẽ tập trung nỗ lực để làm tốt hơn.
Trong nguyên tắc trước, tôi đã lập luận rằng đối với cá nhân tập trung làm
việc sâu, giờ làm việc đó là phép đo chỉ dẫn. Do đó, bảng điểm của cá nhân
phải là một vật thể trong không gian làm việc, hiển thị số giờ làm việc sâu
hiện tại của người đó.
Trong các thử nghiệm ban đầu với 4NT, tôi đã đưa ra một giải pháp đơn
giản nhưng hiệu quả để thực hiện bảng điểm này. Tôi lấy một tấm thẻ và
chia nó thành các hàng, mỗi hàng là một tuần của học kỳ hiện tại. Sau đó,
tôi gắn tên mỗi hàng với các ngày trong tuần và dán nó cạnh màn hình máy
tính (nơi tôi không thể ngó lơ). Mỗi tuần trôi qua, tôi lại theo dõi số giờ đã
dành để làm việc sâu trong tuần đó bằng một dấu tích đơn giản vào hàng
của tuần đó. Để tối đa hóa động lực được tạo ra từ bảng điểm này, cứ khi
nào đạt được một mốc quan trọng trong công việc (ví dụ như giải quyết
một vấn đề hóc búa), tôi sẽ khoanh tròn đánh dấu tương ứng với số giờ tôi
đã hoàn thành.
Điều này nhằm hai mục đích. Thứ nhất, nó cho phép tôi
kết nối các giờ làm việc sâu lũy kế với kết quả hữu hình. Thứ hai, nó giúp
hiệu chỉnh kỳ vọng của tôi với số giờ làm việc sâu cần thiết cho từng kết