động viên trí nhớ chuyên nghiệp không bao giờ cố gắng nhớ vẹt, hay chỉ
quan sát thông tin hết lần này đến lần khác, rồi lặp lại nó trong đầu. Dù đây
là điều phổ biến với những sinh viên căng thẳng do quá tải, nhưng phương
pháp ghi nhớ này đã gây ra hiểu lầm về cơ chế vận hành của não bộ. Chúng
ta không được lập trình để tiếp thu nhanh chóng những thông tin trừu
tượng. Tuy nhiên, chúng ta lại rất giỏi ghi nhớ bối cảnh. Hãy nhớ lại một sự
kiện đáng nhớ gần đây trong cuộc sống của bạn: Ví dụ như một phiên khai
mạc hội nghị hoặc gặp gỡ một người bạn đã lâu không gặp. Hãy cố gắng
hình dung càng rõ bối cảnh càng tốt. Trong trường hợp này, hầu hết mọi
người có thể gợi lại hồi ức vô cùng sống động về sự kiện – dù họ không đặc
biệt chủ tâm ghi nhớ nó ngay lúc đó. Nếu bạn nhớ lại một cách có hệ thống
các chi tiết độc nhất của hồi ức này, bạn sẽ nhận ra nó có vô vàn chi tiết.
Nói cách khác, tâm trí của bạn có thể nhanh chóng lưu trữ nhiều thông tin
chi tiết nếu được ghi nhớ đúng cách. Kỹ thuật ghi nhớ bộ bài của Ron
White được xây dựng dựa trên tầm nhìn này.
40
Tôi đã rút ra các bước được trình bày ở đây từ bài báo đặc biệt của White
có tên: “How to Memorize a Deck of Cards with Superhuman Speed” (tạm
dịch: Làm thế nào để ghi nhớ một bộ bài với tốc độ siêu nhân), The Art of
Manliness,
ngày
1
tháng
6
năm
2012,
http://www.artofmanliness.com/2012/06/01/how-to-memorize a deck of
cards/. (TG)
Để chuẩn bị cho nhiệm vụ cần ghi nhớ khối lượng lớn, White khuyên bạn
nên bắt đầu bằng cách củng cố trong tâm trí hình ảnh bạn dạo bước qua
năm phòng trong nhà mình. Bạn đi vào cổng, bước vào hiên nhà, sau đó
đến phòng tắm ở tầng 1, bước ra để vào phòng ngủ của khách, bước vào
nhà bếp, sau đó đi xuống cầu thang vào tầng hầm. Trong mỗi phòng, hãy
nhớ kỹ lại những gì bạn nhìn thấy.
Khi có thể dễ dàng nhớ lại cuộc dạo bước của bạn ở một địa điểm quen,
hãy ghim trong đầu 10 chi tiết của mỗi phòng. White cho rằng bạn nên ghi