đủ quyền kiểm soát thời gian và sự chú ý của bản thân trong việc khai thác
phần còn lại của các ý tưởng trong Phần 2 để vươn tới thành công.
Áp dụng luật Số ít Thiết yếu vào những thói quen sử dụng Internet của
bạn
Malcolm Gladwell không dùng Twitter. Trong một cuộc phỏng vấn hồi năm
2013, ông giải thích: “Ai nói người hâm mộ muốn liên hệ với tôi trên
Twitter?” Sau đó, ông đùa rằng: “Tôi biết rất nhiều người muốn tôi bớt xuất
hiện.” Michael Lewis, một tác giả có sách bán chạy khác, cũng không sử
dụng dịch vụ này, đã giải thích trên diễn đàn The Wire rằng: “Tôi không
tweet và tôi không dùng Twitter, tôi thậm chí không thể hướng dẫn bạn biết
cách đọc hoặc tìm thấy thông báo Twitter ở đâu.” Và như đã đề cập trong
Phần 1, George Packer, người từng đoạt giải thưởng của tờ New Yorker,
cũng tránh dùng dịch vụ này và mới đây, ông thậm chí còn thấy không cần
thiết phải sở hữu một chiếc điện thoại thông minh.
Ba tác giả này không nghĩ rằng Twitter vô dụng. Họ nhanh chóng chấp
nhận rằng các tác giả khác thấy nó hữu ích. Trên thực tế, Packer đã thừa
nhận không dùng Twitter trong một bài viết phản hồi về bài báo ủng hộ
Twitter của David Carr, nhà phê bình truyền thông quá cố của tờ New York
Times, trong đó có đoạn:
Và giờ đây, sau gần một năm, liệu Twitter có biến đầu tôi thành đất không?
Không đâu, mỗi khoảnh khắc qua đi tôi lại được tận hưởng nhiều thứ hơn
mình từng nghĩ, thay vì dành nửa giờ lướt mạng để tìm kiếm thông tin, tôi
biết được tin tức trong ngày và cách mọi người phản ứng với nó trong thời
gian chờ cà phê tại Starbucks.
Tuy nhiên cùng lúc đó, Gladwell, Lewis và Packer không thấy có dịch vụ
nào có thể cung cấp cho họ đủ lợi ích nhằm bù đắp cho những hạn chế của
nó trong từng hoàn cảnh cụ thể của họ. Ví dụ, Lewis, người quan ngại rằng
việc vào mạng nhiều hơn sẽ rút cạn năng lượng và làm hạn chế khả năng