theo đuổi hai mục tiêu quan trọng, một là trở thành giảng viên đứng lớp
hiệu quả, một chuyên gia cố vấn tích cực cho sinh viên và mục tiêu còn lại
là trở thành một nhà nghiên cứu hiệu quả. Dù mục tiêu của bạn có thể khác
đi, nhưng điều quan trọng là bạn phải giữ danh sách mục tiêu này chỉ bao
gồm những gì phù hợp và quan trọng nhất với bạn. (Nếu bạn đề ra mục tiêu
cụ thể là “1 triệu đô-la doanh thu bán hàng” hay “xuất bản khoảng sáu bài
báo một năm”, thì nó lại quá cụ thể so với mục tiêu chúng ta đang nói đến ở
đây.) Bạn nên đưa ra mục tiêu trong cả công việc lẫn cuộc sống của mình.
Khi đã xác định được các mục tiêu này, hãy bổ sung hai đến ba hoạt động
quan trọng nhất giúp bạn hoàn thành mục tiêu. Những hoạt động này phải
đủ cụ thể để giúp bạn hình dung rõ ràng về quá trình thực hiện chúng. Mặt
khác, chúng nên mang tính tổng quát đủ để không bị ràng buộc vào một kết
quả phải tuân theo nguyên tắc về mặt thời gian. Ví dụ, “tiến hành nghiên
cứu tốt hơn” là một mục tiêu quá chung chung (tiến hành nghiên cứu tốt
hơn là tiến hành nghiên cứu kiểu gì?), trong khi “hoàn thành báo cáo về các
chương trình phát thanh sử dụng giải biên dưới kịp thời cho hội nghị sắp
tới” lại quá cụ thể (đó là kết quả một lần). Hoạt động phù hợp trong trường
hợp này là: “thường xuyên đọc và hiểu các kết quả nổi trội trong lĩnh vực
của mình”.
Bước tiếp theo trong chiến lược này là xem xét các công cụ mạng mà bạn
đang sử dụng. Đối với mỗi công cụ, hãy xem xét tỉ mỉ các hoạt động chính
mà bạn xác định được và hỏi xem liệu việc sử dụng công cụ có tác động
tích cực đáng kể, tác động tiêu cực đáng kể hoặc ít tác động đến việc bạn
thực hiện thường xuyên và thành công trong hoạt động này hay không. Giờ
thì hãy đi đến một quyết định quan trọng: Hãy sử dụng công cụ này nếu
bạn cho rằng nó có những tác động tích cực đáng kể và những tác động này
lớn hơn các tác động tiêu cực.
Để minh họa chiến lược này trong thực tiễn, hãy xem xét một nghiên cứu
tình huống sau. Vì mục đích của ví dụ này, giả sử nếu được hỏi, Michael