hợp, thực tế là sếp tình cờ gửi thư cho bạn vào ban đêm không có nghĩa là
họ sẽ mong nhận được phản hồi ngay lập tức – một bài học mà chiến lược
này sẽ sớm giúp bạn khám phá ra.
Nói cách khác, năng suất lịch trình cố định là một siêu thói quen dễ áp
dụng nhưng lại có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng. Nếu bạn chỉ được chọn
một hành vi để định hướng lại sự tập trung của mình vào những công việc
chuyên sâu, thì hành vi này nên đứng đầu trong danh sách. Tuy nhiên, nếu
bạn vẫn không chắc chắn về ý tưởng rằng các giới hạn tạm đặt trong ngày
làm việc có thể khiến bạn thành công hơn, tôi khuyên bạn một lần nữa hãy
chú ý tới sự nghiệp của Radhika Nagpal, người rất ủng hộ lịch trình cố
định. Thật trùng hợp, gần như đúng vào lúc Tom than vãn trên mạng về
khối lượng công việc quá lớn khó tránh khỏi trên cương vị của một giáo sư
trẻ, thì Nagpal lại đang ăn mừng chiến thắng mới nhất trong vô vàn thành
công trong sự nghiệp của mình dù có một lịch trình cố định: Nghiên cứu
của cô mới xuất hiện đầy nổi bật trên trang bìa tạp chí Science.
Trở nên khó tiếp cận
Cuộc thảo luận về công việc hời hợt sẽ thật thiếu sót nếu không xét đến các
e-mail. Hoạt động hời hợt thuần túy này luôn “biết cách” thu hút sự chú ý
của hầu hết các lao động trí óc, vì nó mang đến hàng loạt các tác nhân gây
sao lãngmà bạn nắm rõ. Việc truy cập e-mail khắp nơi đã ăn sâu bén rễ, trở
thành thói quen của chúng ta trong công việc đến nỗi chúng ta đang dần
quên mất cuộc sống của mình. Như John Freeman từng cảnh báo trong
cuốn sách ra mắt năm 2009 có tựa đề The Tyranny of E-mail (tạm dịch: Sự
chuyên chế của e-mail), với sự nổi lên của công nghệ này, “chúng ta đang
dần làm xói mòn khả năng giải thích – một cách cẩn thận, tỉ mỉ – tại sao
việc chúng ta phàn nàn, kháng cự hoặc thiết kế lại ngày làm việc của mình
để chúng dễ quản lý hơn lại là hành động sai trái?” E-mail có vẻ là một sự
đã rồi. Kháng cự lại chỉ điều vô ích mà thôi.