LÀM RA LÀM CHƠI RA CHƠI - Trang 219

chuyện dài hơn. Bạn thậm chí có thể tách phần lời nhắn tập trung vào tiến
trình khỏi phần mở đầu cuộc hội thoại bằng một đường phân chia, hoặc đề
tên nó là: “Các bước đề xuất tiếp theo”, để sự khô khan phù hợp hơn trong
ngữ cảnh.

Cuối cùng, những rắc rối nhỏ này đều mang lại giá trị riêng. Bằng cách suy
nghĩ kỹ hơn về các thông điệp được lọc ngay từ đầu vào và đầu ra khỏi hộp
thư đến, bạn sẽ giảm bớt đáng kể tác động tiêu cực của công nghệ này tới
khả năng tập trung vào những công việc quan trọng của mình.

Mẹo số 3: Không phản hồi

Là một sinh viên tốt nghiệp tại MIT, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với các học
giả nổi tiếng. Mỗi dịp như vậy, tôi nhận thấy nhiều người trong số họ đều
có cùng cách tiếp cận e-mail hiếm có và khá hay: Hành vi mặc định của họ
khi nhận được một tin nhắn e-mail là không trả lời.

Qua thời gian, tôi đã biết được triết lý thúc đẩy hành vi này: Khi nhắc đến
e-mail, họ tin rằng trách nhiệm của người gửi là phải thuyết phục được
người nhận rằng đó là tin nhắn đáng được phản hồi. Nếu bạn không tạo ra
một tình huống thuyết phục và giảm thiểu tối đa nỗ lực mà vị giáo sư phải
bỏ ra để trả lời bạn, bạn sẽ không nhận được phản hồi.

Ví dụ: Đối với nhiều người nổi tiếng tại MIT, e-mail sau có khả năng
không nhận được câu trả lời:

Chào giáo sư! Em muốn ghé qua chỗ thầy để nói về <chủ đề X>. Thầy có
rảnh không ạ?

Trả lời tin nhắn này đòi hỏi quá nhiều việc (Câu “Thầy có rảnh không ạ?”
quá mơ hồ để có thể nhận được trả lời một cách nhanh chóng). Ngoài ra,
không hề có nỗ lực cho thấy cuộc trò chuyện này đáng để vị giáo sư tốn
thời gian của mình. Dưới đây là một phiên bản khác của lời nhắn trên mà
nhiều khả năng sẽ nhận được câu trả lời:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.