LÀM RA LÀM CHƠI RA CHƠI - Trang 39

Tôi đoán rằng thực chất Adam Grant không làm nhiều giờ hơn giáo sư ở
các viện nghiên cứu hàng đầu (nhìn chung, đây là nhóm người có thiên
hướng nghiện công việc), nhưng anh vẫn thu xếp để tạo ra nhiều sản phẩm
hơn bất kỳ ai cùng lĩnh vực. Tôi cho rằng chính phương pháp tập hợp công
việc đã giải thích cho nghịch lý này. Cụ thể, bằng cách tập hợp công việc
thành các mạch có cường độ cao và không đứt quãng, anh tận dụng quy
luật hiệu suất sau:

Thành quả của công việc có chất lượng cao = (Thời gian bỏ ra) ×
(Cường độ tập trung)

Nếu tin vào công thức này, bạn sẽ thấy những thói quen của Grant rất có ý
nghĩa: Thông qua việc tối đa hóa cường độ làm việc, anh đã tối đa hóa
được những thành quả mà anh tạo ra trên mỗi đơn vị thời gian làm việc.

Đây không phải là lần đầu tôi bắt gặp khái niệm hiệu suất được viết dưới
dạng công thức này. Lần đầu là khi tôi đang nghiên cứu cuốn sách thứ hai
của mình: How to Become a Straight-A Student (tạm dịch: Làm sao để trở
thành một sinh viên điểm A toàn diện) nhiều năm trước. Trong suốt quá
trình nghiên cứu, tôi đã phỏng vấn khoảng 50 sinh viên đại học có điểm rất
tốt đến từ một trong những trường có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất nước Mỹ.
Điều tôi nhận ra từ các cuộc phỏng vấn này là những sinh viên giỏi nhất
thường học ít hơn những sinh viên có điểm GPA

14

thấp hơn họ. Một trong

những lời giải thích cho hiện tượng này hóa ra chính là công thức đã nêu ở
trên: Những sinh viên giỏi nhất hiểu được vai trò của cường độ học tập đối
với hiệu suất và vì vậy, họ đã làm mọi cách để tối đa hóa sự tập trung –
giảm đáng kể thời gian bắt buộc để chuẩn bị cho các bài kiểm tra hay viết
bài nghiên cứu, mà không làm giảm bớt chất lượng kết quả của mình.

14

GPA (Grade Point Average): Điểm trung bình đánh giá sinh viên theo hệ

thống giáo dục Mỹ. (BTV)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.