cầu hoàn thành một việc đòi hỏi sự chú ý cao độ thì thói quen thường
xuyên kiểm tra hộp thư đến cũng cho thấy chúng vẫn luôn là vấn đề đáng
quan tâm hàng đầu của họ. Gallagher đã chỉ ra rằng đây là cách sử dụng
thời gian mỗi ngày vô cùng ngu ngốc, khiến tầm nhìn về quá trình làm việc
bị sự căng thẳng, kích thích, thất vọng và tầm thường chi phối. Nói cách
khác, cả thế giới sẽ được thu bé lại trong hộp thư đến của bạn, mà đó lại
không phải là một nơi dễ sống.
Nếu cứ để cho sự chú ý trôi dạt trong chốn bồng lai của sự hời hợt, ngay cả
khi các đồng nghiệp của bạn đều là thiên tài cũng như phản ứng của bạn
luôn lạc quan và tích cực, bạn vẫn có nguy cơ rơi vào một cái bẫy thần kinh
khác mà Gallagher đã chỉ ra: “Năm năm nghiên cứu về sự chú ý đã giúp tôi
xác nhận một số sự thật không dễ chấp nhận [trong đó, có khái niệm] “nhàn
cư vi bất thiện”... Khi bạn mất tập trung, hoặc quá nhàn rỗi, tâm trí của bạn
có xu hướng làm những điều sai trái thay vì những điều đúng đắn.” Một
ngày làm việc xoay quanh sự tập trung hời hợt có thể là một ngày lộn xộn
và mệt mỏi, ngay cả khi hầu hết những điều hời hợt thu hút sự chú ý của
bạn có vẻ vô hại, hoặc thậm chí là vui vẻ.
Những phát hiện này cho thấy một ý nghĩa rất rõ ràng. Trong công việc (và
đặc biệt là những công việc có liên quan đến tri thức), để tăng thời gian tập
trung cao độ, bạn cần tận dụng bộ máy phức tạp trong não bộ của con
người, theo cách mà một vài nguyên nhân có liên quan đến thần kinh khác
nhau sẽ tối đa hóa ý nghĩa và sự hài lòng trong công việc của bạn.
Gallagher đã kết luận trong cuốn sách của bà rằng: “Sau khi vượt qua
những trải nghiệm khó khăn [với căn bệnh ung thư]…, tôi đã lên kế hoạch
tỉ mỉ cho phần đời còn lại. Tôi thận trọng chọn mục tiêu… rồi dành toàn bộ
sự chú ý cho những điều đó. Tóm lại, tôi sẽ sống một cuộc sống thật tập
trung, bởi đó là cuộc sống tuyệt nhất.” Tốt hơn hết là chúng ta hãy nghe
theo lời khuyên đó.
Lập luận dựa trên quan điểm tâm lý học về chiều sâu