chúng ta chú ý. Dù ông có thể đồng tình với nghiên cứu được Gallagher
trích dẫn, nhưng lý thuyết của ông lại cho thấy cảm giác sâu sắc đó mới
chính là điều bổ ích. Bất kể thử thách đó là gì, thì tâm trí của chúng ta vẫn
thích thử thách đó.
Mối liên hệ giữa làm việc sâu và dòng chảy cần phải rõ ràng: Làm việc sâu
là hoạt động phù hợp để tạo ra trạng thái dòng chảy (Csikszentmihalyi mô
tả những gì tạo ra dòng chảy bao gồm: các khái niệm về việc đẩy tâm trí đi
tới giới hạn, tập trung và đắm mình vào hoạt động đó). Như chúng ta vừa
tìm hiểu, dòng chảy tạo ra hạnh phúc. Kết hợp hai ý tưởng này, chúng ta có
được một lập luận vững chắc về chiều sâu xét trên quan điểm tâm lý học.
Xuất phát từ các thử nghiệm ESM ban đầu của Csikszentmihalyi, hàng thập
kỷ nghiên cứu đã xác nhận rằng hành động chăm chú, tập trung cao độ sẽ ra
lệnh cho ý thức theo cách có thể khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Csikszentmihalyi thậm chí còn tranh luận rằng các công ty hiện đại nên
nắm bắt thực tế này và gợi ý: “các công việc cần được thiết kế lại sao cho
chúng có thể tạo ra hoạt động dòng chảy”. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần
lưu ý, thiết kế lại công việc sẽ khá khó khăn và lộn xộn (ví dụ, hãy xem lập
luận của tôi trong chương trước), Csikszentmihalyi giải thích rằng điều
quan trọng hơn là các cá nhân nên tìm kiếm cơ hội cho dòng chảy. Đây
cũng là bài học rút ra sau quá trình đi sâu vào nghiên cứu ngành tâm lý học
thực nghiệm: Xây dựng quá trình làm việc xoay quanh trải nghiệm dòng
chảy được tạo ra từ làm việc sâu là phương thức đúng đắn để có được sự
hài lòng sâu sắc.
Lập luận dựa trên quan điểm triết học về chiều sâu
Lập luận cuối cùng về mối liên hệ giữa chiều sâu và ý nghĩa đòi hỏi chúng
ta phải tạm thời bỏ qua quan điểm về khoa học thần kinh và tâm lý học,
thay vào đó là áp dụng quan điểm triết học. Tôi sẽ giới thiệu hai vị học giả
rất am tường về chủ đề này: Hubert Dreyfus, Giáo sư Triết học tại Berkeley
trong hơn bốn thập kỷ qua và Sean Dorrance Kelly, Trưởng khoa đương