Quy tắc số 1
LÀM VIỆC SÂU
K
hông lâu sau khi tôi cùng David Dewane uống một chầu tại quán bar
Dupont Circle, anh ấy đã lên ý tưởng về Cỗ máy Eudaimonia. Dewane là
một giáo sư kiến trúc, do đó, anh thích khám phá sự giao thoa giữa trừu
tượng và thực tế. Cỗ máy Eudaimonia chính là ví dụ điển hình cho sự giao
thoa này. Cỗ máy được lấy tên từ khái niệm eudaimonia
của Hy Lạp cổ
đại hóa ra lại là một tòa nhà. David giải thích: “Mục tiêu của cỗ máy là tạo
ra môi trường mà người sử dụng có thể đi vào trạng thái hưng cảm sâu xa
của con người – tạo ra công việc ở mức tối ưu nhất trong phạm vi khả năng
cá nhân.” Nói cách khác, đó là không gian được thiết kế cho mục đích duy
nhất là tạo điều kiện để làm việc sâu nhất có thể. Đúng như bạn nghĩ, tôi đã
bị ý tưởng này cuốn hút.
28
Trạng thái khi bạn đạt tới cực hạn tiềm năng của con người. (TG)
Dewane cầm bản phác thảo bố cục của cỗ máy trên giấy và giải thích cho
tôi hiểu. Nó có dạng chữ nhật hẹp một tầng gồm năm phòng xếp thành một
hàng nối tiếp nhau. Không có hành lang chung: Bạn phải đi qua phòng này
để đến phòng kế tiếp. Theo Dewane giải thích: “Nó [thiếu vắng sự lưu
thông] rất quan trọng, vì việc này sẽ không cho phép bạn bỏ qua bất kỳ
không gian nào khi tìm hiểu sâu hơn về cỗ máy.”
Căn phòng đầu tiên bạn bước vào được gọi là phòng trưng bày. Theo kế
hoạch của Dewane, căn phòng này sẽ trưng bày các minh chứng về làm
việc sâu nhằm truyền cảm hứng cho người sử dụng cỗ máy, tạo ra “văn hóa
áp lực lành mạnh và sức ép ngang hàng”.