Ví dụ, Knuth giải thích mục tiêu công việc của mình như sau: “Tôi đã nỗ
lực hết mình để tìm hiểu một số lĩnh vực khoa học máy tính; rồi lại cố hấp
thụ lượng kiến thức đó thành một dạng mà những người không có thời gian
nghiên cứu có thể hiểu được.” Sẽ chẳng ích gì nếu cố gắng thuyết phục
Knuth về những lợi ích vô hình nếu có nhiều khán giả trên Twitter, hoặc
các cơ hội bất ngờ khi tự do sử dụng e-mail hơn vì những hành vi này
không trực tiếp hỗ trợ mục tiêu nắm rõ các ngóc ngách cụ thể của khoa học
máy tính rồi viết lại những tri thức đó theo cách dễ hiểu.
Còn có một người khác cũng rất tận tâm với làm việc sâu theo triết lý hà
khắc, Neal Stephenson, nhà văn chuyên viết về khoa học viễn tưởng nổi
tiếng. Nếu từng ghé thăm trang web tác giả của Stephenson, bạn sẽ không
thấy e-mail hoặc địa chỉ gửi thư. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thiếu sót
này qua hai bài tiểu luận mà Stephenson đã đăng lên từ những ngày đầu
mới lập trang web (được lưu trên The Well) vào hồi đầu những năm 2000
và đã được lưu trữ trên Internet Archive. Trong một bài luận được lưu trữ
vào năm 2003, Stephenson tóm lược chính sách truyền thông của mình như
sau:
Những người muốn can thiệp vào sự tập trung của tôi đều được lịch sự yêu
cầu đừng làm thế và tôi cũng nói trước rằng tôi không trả lời e-mail... để
những tin nhắn quan trọng [trong chính sách truyền thông của tôi] khỏi bị
lẫn trong bao câu chữ dài dòng, tôi sẽ nói ngắn gọn ở đây: Tất cả thời gian
và sự chú ý của tôi đã nói lên tất cả. Xin đừng đòi hỏi thêm nữa.
Để làm sáng tỏ thêm chính sách này, Stephenson đã viết một bài luận có
tiêu đề “Why I Am a Bad Correspondent” (tạm dịch: Tại sao tôi lại rất kém
trong việc trao đổi thư). Điểm mấu chốt trong lời giải thích về việc khó liên
lạc với ông được đưa ra như sau:
Nói cách khác, cân bằng năng suất là loại cân bằng phi tuyến tính. Điều này
giải thích tại sao tôi lại rất tồi trong việc trao đổi thư và hiếm khi chấp nhận
hẹn gặp nói chuyện. Nếu tổ chức cuộc sống sao cho bản thân có nhiều