LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHINH PHỤC ĐỐI PHƯƠNG - Trang 70

45. Thái độ chủ động hòa giải tranh thủ
đối phương

Nhưng khi rỗi việc, thỉnh thoảng tôi cũng đi xem phim. Có một bộ

phim về miền Tây nước Mỹ đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Đại ý nội
dung bộ phim như thế này: Nhân vật chính trong phim là một cảnh sát, vì
một chuyện nhỏ mà bất hòa với một tay cờ bạc trong thị trấn, hai người mỗi
lần gặp nhau là hằm hè, quan hệ giữa họ rất căng thẳng. Có một lần cả hai
đồng thời được biết có một tên tội phạm vượt ngục chạy trốn, trên đường
chạy trốn còn cướp một ngân hàng, hiện đang chạy về phía thị trấn. Anh
chàng cảnh sát xuất phát từ chức trách của mình, tay cờ bạc xuất phát từ
mục đích kiếm tiền, họ đều quyết tâm sống mái với tên tội phạm. Vì trên
báo đã có đăng tin, ai bắt được thủ phạm sẽ được thưởng 5.000 USD.

Rõ ràng xét về nhân tố của phía tội phạm thì đơn thương độc mã khó

có thể thắng nổi. Vì quan hệ lợi hại này, hai người đều có ý hợp tác hiệp
lực, cuối cùng họ quyết định cùng nhau bắt tên tội phạm. Cao trào của bộ
phim vẫn là cảnh đuổi bắt quyết liệt, hai người nhanh nhẹn hoạt bát đã bắt
được tên tội phạm kia. Tự nhiên hai vị anh hùng trở thành bạn bè thân thiết.

Bộ phim này cho chúng ta thấy một sự thực là khi đứng trước một

địch thủ chung, hai đối thủ sẽ bắt tay hợp tác nhau. Đại dịch trước mắt, ai
cũng muốn có người khác giúp đỡ. Lúc này, chỉ cần kẻ địch là kẻ thù của
hai bên, sự xuất hiện của kẻ địch gây ảnh hưởng lợi hại giống nhau đối với
cả hai người, thì hai người sẽ kề vai sát cách chiến đấu. Cho dù trước đó họ
có thù hằn với nhau thì cũng sẽ nhanh chóng tỏ ra thành ý hợp tác. Ngược
lại, muốn hòa hợp với đối thủ luôn đối lập với mình, chỉ cần đưa ra một kẻ
thù chung là được.

Ông Ishikawa Hiroyoshi, nhà tâm lý học xã hội, giáo sư trường đại

học Narishiro, đã từng thử cách này và đã thu được thành công.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.