49. Phương pháp giải trừ mối nghi ngại
của đối phương
Đối với đối phương lần đầu gặp mặt, nếu bạn tỏ ra quá thân mật, gần
như là giả tạo thì đối phương sẽ hoài nghi rằng bạn có dụng ý gì đây.
Nhưng có những nghề đòi hỏi lần đầu gặp mặt, bạn phải đột phá hàng rào
tâm lý của anh ta, như phóng viên chẳng hạn. Tất nhiên, bước vào lĩnh vực
sinh hoạt của người khác, đòi đối phương phải tiếp nhận mình, lại muốn
đối phương nói ra nội tình cho bạn thì các phóng viên phải hết sức vất vả.
Có một phóng viên rất lão luyện, khi phỏng vấn anh rất chú ý tới các
cách ăn mặc khác nhau, đến vùng trung tâm thì mặc các trang phục được ưa
thích ở vùng trung tâm, đến vùng ngoại ô thì mặc trang phục coi là được ở
vùng ngoại ô, cứ tạo ra một bầu không khí hòa nhập với môi trường sinh
hoạt của đối phương, ngay cả dùng từ cũng cần chú ý cho gần giống với
người được phỏng vấn. Mục đích cuối cùng của sự nỗ lực này của họ là để
đối phương chú ý đến mình có cùng thể nghiệm cuộc sống giống anh ta, hy
vọng đối phương có thể lập tức tiếp nhận anh ta. Chẳng hạn nếu đối
phương sống ở khu A thì nói "Tôi có người bạn cũng sống ở khu các bạn
đấy" hoặc "Hồi học đại học tôi đã có thời gian sống ở khu nhà này", cố
gắng tìm ra sự từng trải giống như đối phương. Nhất là nếu khi hai bên đều
biết một người trung gian thì phỏng vấn sẽ càng thuận lợi, nói chuyện sẽ
càng hợp hơn.
Người Nhật Bản có lẽ vì sống trên đất nước đảo bao bọc kín trong một
thời gian dài nên so với người Âu Mỹ, họ khá lãnh đạm với người ngoài.
Còn một khi đã hiểu được đối phương là người của mình, cho dù là lần đầu
gặp mặt, cũng sẽ dễ dàng tạo ra bầu không khí dung hòa, hai bên chẳng thứ
gì là không nói. Do đó, chỉ cần hai người đều thuộc một cái vòng chung, thì
về cơ bản không cần giải thích, trao đổi quá nhiều, tự nhiên sẽ có thể xây
dựng nên mối quan hệ tin tưởng nhau. Ví dụ như nhiều người có thể cởi mở