lâu mà chẳng đi tới đâu này. Sau khi một đại biểu sinh viên đưa ra chủ
trương của họ một cách sắc bén, vị giáo sư hỏi lại một câu "Xin lỗi, vừa rồi
tôi không nghe câu anh hỏi là gì vậy?" Anh chàng học sinh mau mồm mau
miệng kia nhất thời ngớ người ra. Tất nhiên, tiếp theo đó ông ta không thể
tránh khỏi sự công kích mạnh mẽ hơn từ phía học sinh, nhưng tác dụng của
câu nói này vẫn không thể đánh giá thấp, trong khoảnh khắc nào đó mà đã
làm nhụt khí của đối phương.
Còn một ví dụ khác hay hơn. Khi dòng người diễu hành công nhiên
đối đầu, giằng co với cảnh sát, cục diện đã tới mức căng thẳng cực độ, bỗng
có tiếng loa phóng thanh truyền đến. "Theo tư liệu của Cục khí tượng quốc
gia, từ nay tới mai..." hóa ra là dự báo khí tượng. Người điều hành và cảnh
sát cùng cười rộ lên. Tất nhiên, không khí cực kỳ căng thẳng cũng dịu đi,
cuối cũng đã may mắn tránh được cuộc xung đột có nguy cơ xảy ra. Khi vợ
chồng hay bạn bè xảy ra xích mích, bạn của một bên bỗng tới chơi, cũng có
thể có hiệu quả giống vậy.
54. Mẹo để đối phương tự chấp nhận
Một học giả về văn hóa nhân loại đã từng sáng tạo ra phương pháp suy
nghĩ độc đáo là "Phép tổng hợp toàn diện. phép này đã được nhiều các
doanh nghiệp áp dụng trong đó có công ty Sony và đã thu được kết quả tốt.
Xét về phương thức ứng dụng của phép này, nó gần giống như kiểu suy
nghĩ tập thể, chứ không đơn giản chỉ là một tư tưởng về mặt lý luận, nói rõ
hơn, bản thân nó đã mang đậm nét của phép tổng hợp trong quản lý tổ
chức.
Căn cứ vào phép này, ông quản lý công ty đề nghị nhân viên công ty
viết vào tấm thẻ tất cả những vấn đề, kiến nghị nộp lên trên rồi lại cho mọi
người phân loại, tổng hợp cung tiến hành chỉnh lý, phân tích những ý kiến
ghi trên đó. Như vậy, bất kể kết quả cuối cùng thế nào, sự lý giải của toàn
bộ nhân viên đều thực sự nâng lên so với sự lý giải những kết luận chỉ đơn