Kỹ xảo này không chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt như thẩm
vấn, mà khi đàm phán kinh doanh nó cũng có tác dụng rất lớn. Khi đàm
phán, bên đặt hàng không đưa ra điều kiện thực ngay lúc đầu. Nhất là trong
trường hợp bên đặt hàng phái hai người đi tham gia đàm phán, trong đó
trước tiên một người cố gắng đưa ra những yêu cầu khắt khe, làm đối
phương hoang mang lúng túng, nhất thời không biết ứng phó ra sao; lúc
này vị kia đưa ra một phương án chiết chung "tức phương án thực sự", tự
nhiên sẽ tạo cho đối phương một lối thoát. Trước thế trận đó cho dù về
khách quan thì điều kiện này khá bất lợi, nhưng đối phương sẽ cho rằng
phương án chiết chung này hay hơn nhiều, và tỏ ra tiếp nhận.
65. Học cách nhẫn lại
Một cuốn tạp chí của Mỹ đã từng giới thiệu "Phương pháp mua được
quần áo rẻ". Vào cửa hàng sau khi đã nhìn thấy quần áo vừa ý, không để lộ
ý này ngay mà vừa bắt chuyện với người bán hàng, vừa trịnh trọng đánh giá
quần áo trong cửa hàng, không ngừng' mặc thử, khi thấy nét mặt người bán
hàng khó chịu, tỏ ra hết kiên nhẫn, bạn mới hỏi bộ quần áo mà bạn ưng ý
rằng có thể rẻ được bao nhiêu, hơn nữa bạn có thể cố gắng hạ giá xuống
thấp. Cho dù là cửa hàng bình thường không muốn giảm giá, người bán
hàng sẽ cảm thấy bạn hỏi này hỏi nọ tốn thời gian quá, mà bạn không mua
cái gì thì lại càng thiệt thòi, nên cuối cùng tỏ ra nhượng bộ, giảm giá bán
cho bạn.
Loại thủ pháp này có thông dụng hay không thì còn phải chờ các nhà
kinh doanh nghiên cứu. Nhưng tâm lý này, tức trò tâm lý cố gắng làm đối
phương nản lòng, làm đối phương hết kiên nhẫn, xuất hiện rất nhiều bên
cạnh chúng ta, có lẽ bạn cũng chính là một kẻ bị hại đáng yêu hay đáng
thương rồi. Như khi vợ đòi chồng mình, con đòi bố mẹ mua cho một thứ gì,
có lẽ cũng thường dùng cách này, một cách hữu ý hoặc vô ý, để tấn công.
Khởi đầu bạn còn thử thuyết phục, từ chối yêu cầu của họ, "Thứ này chẳng