LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHINH PHỤC ĐỐI PHƯƠNG - Trang 97

có tác dụng mấy!"; nhưng khi đối phương bám riết không rời, bạn thường
trả lời một cách miễn cưỡng "Thôi được rồi!”.

Trong giao tiếp cũng có một phương pháp là “Nhẫn nại tức là thắng

lợi. Đây tuy là một phương pháp hết sức đơn giản, nhưng xét từ góc độ tâm
lý học thì là chuyện không đơn giản như vậy. Việc nhẫn nại của bạn sẽ làm
cho đối phương nôn nóng, chán ngán, như vậy khả năng phán đoán và đánh
giá của đối phương dễ bị giảm sút. Để phá vỡ cục điện căng thẳng này, đối
phương thường khó tránh khỏi một tâm lý kỳ lạ, anh ta sẽ tiếp nhận kể cả
những điều kiện bất lợi cho họ mà bạn đưa ra.

66. Để cấp dưới ý thức mạnh đến nguyên
tắc quan hệ trên dưới

Gần đây chúng ta thường nghe thấy những câu than thở như cấp trên

không chỉ huy được cấp dưới, bố mẹ không bảo được con cái. Hiện tượng
này đặt ra cho chúng ta một vấn đề đáng suy nghĩ: Hay là con người bây
giờ không còn sợ quyền uy, không còn chịu sự sai khiến của quyền uy nữa?
Theo quan sát của tôi, tôi cho rằng trách nhiệm không chỉ ở phía những
người chống đối mà cha mẹ và cấp trên cũng phải gánh một phần trách
nhiệm khá lớn.

Muốn làm cho đối phương ý thức được quan hệ trên dưới, chắc chắn

có nhiều cách. Cách tồi nhất là luôn đặt quyền lực của mình nơi cửa miệng,
mở miệng là ra lệnh cấp dưới. Tất nhiên, quả thực phương pháp này đã tỏ
ra địa vị khác nhau giữa người ra lệnh và người tiếp nhận, song tuyệt không
phải là kế lâu dài. Cấp dưới hoặc người ít tuổi hơn sẽ chịu nhẫn chịu một
thời gian không lâu sẽ tỏ ra bất mãn thậm chí còn tỏ ý chống đối.

Ngược lại, có những cấp trên lại nhún nhường, khách khí một cách vô

lý đối với cấp dưới, nghe cấp dưới lý giải, ca cẩm một cách thân thiện,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.