LÃN ÔNG - Trang 138

ra để giám sát hơn là bảo vệ ông trong chốn hẻo lánh này cũng thấy mình
bận rộn đến ngập đầu.

Tất cả điều đó làm ông chán ngán trong tiết hè này. Nhưng nghề thầy thuốc
vốn là một nghệ thuật làm vơi nhẹ lòng người, làm sao có thể làm ngơ
trước những người ốm nặng? Dù rằng đã có lệnh cấm nghiêm ngặt không
cho ông được chữa bệnh ngoài phủ chúa.

Vì những lần khám bệnh lén lút vào ban đêm với điều kiện là phải hứa giữ
kín, ông đồng ý giúp đỡ cho một số bệnh nhân. Việc này khiến các học trò
của ông không khỏi lo lắng, họ bình luận liên miên và tìm mọi giải pháp để
giúp thầy.

Tử Hư, người chín chắn nhất cho rằng thầy đã liều lĩnh, Tống Thuần "Anh
Cả", người trầm tĩnh và khá thực tiễn nêu ý kiến là nên thuyết phục thầy
nhanh chóng đổi chỗ đến một nơi khác bí mật. Ý kiến này được Tài và
Khâm đồng ý. Còn Nam Sơn thì bác đi, tin chắc rằng người bệnh trước sau
cũng tìm ra và sớm muộn Chúa cũng biết. Trong khi đó Thuỵ Anh thì chế
giễu cách nhìn của các bạn, cho thầy là ngây thơ thậm chí như là một chú
cua bị lột sạch không còn tí càng nào và khẳng định rằng với tính cách của
một người sống ở rừng núi rất ngoan cường và nhiều mưu mẹo, thầy hẳn
biết cách khôn khéo thoát ra được khi gặp phải sự phiền phức khó khăn.
Thuỵ Anh lại còn nói thêm là các bạn hình như quên đi thầy là một hậu duệ
của những bậc công thần triều đình, một con người tinh thông mọi việc.
Chính thầy đã tự xưng mình là "Lãn Ông" mà sức làm việc bằng mươi
người – chứng cứ là bộ Bách khoa toàn thư. Người thầy thuốc một khi đã
nổi tưởng thì càng bị lôi cuốn hơn bất kỳ ai khác. Ở đây ta đã thấy rõ qua
sự nhiệt tâm của thầy với Thế tử\; cuối cùng Sứ Hoa kiều gỏi giang mưu
mẹo lại cho rằng giới cầm quyền sẽ tha thứ cho thầy về những cuộc đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.