Họ không cần phải tranh luận nhiều về vấn đề này. Tình hình đang trở nên
bi đát so với những gì mà họ đã tưởng tượng. Trước hết là cho thầy của họ,
sau đó cho triều đại nhà Lê và cuối cùng là cho xã tắc. Họ đều biết rõ tiếng
tăm của đám kiêu binh và phe cánh của cựu Thế tử kế nghiệp Trịnh Khải,
cả sự thù hận đối với bà Chánh cung Đặng Thị Huệ và quan Chánh đường.
nhưng họ không hề biết là những kẻ ấy lại được tổ chức đàng hoàng và
được đặt dưới sự điều khiển của một tên thủ lĩnh. Hắn là ai vậy? Tất cả bọn
chúng đã sẵn sàng nổi dậy. Trong lòng phủ chúa, giữa một triều đình bị
chia xẻ và tha hoá đang nhóm lên một cuộc mưu phản nhằm vào mạng sống
của Chúa Trịnh và con trai ông ta…Họ biết nguồn gốc của tai hoạ này.
Khắp đất nước từ lâu đã rơi vào tình trạng vô chính phủ. Đàng Trong là anh
em Tây Sơn, cạnh đó là những người mang cây thánh giá từ phương Tây
đến với nhiều vũ khí và âm mưu thôn tính.
Tống Thuần "Anh cả" nói và được các bạn tán thưởng:
- Đất nước chúng ta lúc này với một triều đình thối nát, một đội quân vô
kỷ luật, đó là một chiếc thuyền không người lái.
Thuỵ Anh Bướng Bỉnh thêm:
- Vua nhà Lê thì lông bông, có ngôi mà không trị, thêm một ông chúa
bệnh hoạn không trị vì và nắm quyền, lại thêm một ông quan Chánh đường
phơi phới không trị vì cũng không cai trị mà lại nắm quyền bính. Tôi dám
nói là quá lộng quyền! Tôi đánh cuộc là những binh lính nổi dậy ấy thuộc
về Trịnh Khải, nhưng thực chất cũng như người dân họ đều theo nhà Lê
chống lại Chúa Trịnh và chỉ mong muốn một điều "Chúa Trịnh không làm
vua nhưng quyền hành của họ hơn cả vua. Họ kéo dài được 200 năm và tai
hoạ đến từ trong lòng họ". Ấy, nếu các bạn tính toán giỏi thì cái điềm 200
năm báo trước đó đã vượt quá ngày hôm nay rồi.
Họ nhìn đám hoa súng cuối mùa nhợt nhạt dưới ánh trăng. Sau đó, Nam
Sơn hỏi xem các bạn nên làm gì để bảo vệ thầy. Cuối cùng tất cả thống nhất