Rồi mọi người cáo lui, đêm mờ nhạt dần.
Đang thiu thiu ngủ trên tấm phản gian ngoài thì tiếng trống canh năm khiến
ông choàng tỉnh, kéo ông ra khỏi màn bi kịch khủng khiếp, một thứ thế giới
tơi tả không tên tuổi, không hình dong nhưng lại cấu kết với nhau để chôn
sống ông. Rồi từng loạt cánh cửa liên tục đóng lại trước một khoảng trống
càng lúc càng kín mít, tôi mù và ngột ngạt. Ở xa kia là một hình vuông mà
ánh sáng mong manh không với tới được, cứ như một mảnh gương nhỏ xíu
có hình ông bị bóp nghẹt đến ngắc ngoải, bịt đi lối thoát tia sáng nhỏ nhoi
còn sót lại vboo và rồi cũng không còn nữa. Khi ông choàng thức dậy thì
chỉ còn lại trong ông một nỗi lo âu cùng cực.
Tất cả điều đó có nghĩa gì? Những cuộc tiếp xúc thường xuyên với cái chết
đã ít nhiều ngăn bớt những xúc cảm trong ông. Qua kinh nghiệm, ông biết
rõ một niềm vui quá lớn, một nỗi buồn quá dữ dội có thể gây nên chứng
nghẹt thở và một số biểu hiện xúc động chứng tỏ bệnh đau tim. Tuy vậy,
cuộc bắt mạch vừa rồi cho thấy không một chất hoả nào thái quá trong cơ
thể ông. Trớ trêu thay là số phận! Tình trạng này không mảy may nằm
trong sở trường của ông. Nguồn gốc nỗi đau này trải rộng ra nhiều nơi khác
mà ông cũng không biết là ở đâu nữa.
Trong nhà vang lên những âm thanh quen thuộc. Dưới bếp, mấy người đầy
tớ gái vui tính và hay liú lo trò chuyện đang lo buổi cơm sáng. Soạn, chú
đầy tớ nhỏ, một đứa bé mồ côi mà ông đã chữa lành chứng sốt rét và đón về
dưới mái nhà này, dâng lên ly trà đậm bốc hương mỗi sớm mai mà ông rất
thích. Mọi việc diễn ra một cách bình thường nhưng dường như lại khác
hẳn một cách lạ lùng. Ông có cảm giác kỳ lạ như đang sống trong một thế
giới nửa thực nửa hư. Nếu như ông có tâm sự với các bạn thân trong nhóm
thi hữu thì chắc là họ không quên hỏi đùa lại "Chẳng phải tại đây chúng ta
thường hay nói với nhau: sống gởi thác về đó sao?" Đúng là lúc đầu ông
cũng nghĩ vậy nhưng rồi sự hoài nghi đã làm xương cốt ông lạnh như băng
giá – có phải chắc như vậy không?