công thần đất nước không? Ông ngoại, người đem đến cho ông lòng yêu
thích nghề y là một võ quan cao cấp, thân phụ và thúc phụ (mà người ta nói
ông rất giống) đều là thượng thư dưới triều nhà Lê. Thật ra, ông luôn sống
theo sở thích mình, không bận lòng lắm về những ai đang trị vì và đang
cầm quyền. Ông sống đúng theo danh xưng Lãn Ông – "Ông Lười", như
ông đã tự chọn, có lẽ ông phải đợi một ngày nào đó để trả giá cho sự tự do
ấy chăng? Vì ông ham thích phần việc nhọc nhằn thầm kín là chữa bệnh
cho người đời hơn là vinh hoa phú quý, cho dù đó là người giàu có hay
nghèo hèn, tốt hay xấu. nếu đó là số phận bứt ông ra khỏi chốn ẩn cư này,
làm sao ông còn mong trốn thoát được?
Với những ý nghĩ đau buồn như vậy, ông không tìm ra được phương thuốc
nào hiệu nghiệm hơn bằng sự miệt mài trong công việc và thường xuyên
đắm mình biên soạn bộ Bách Khoa, làm như cuộc đời ông chỉ còn tuỳ
thuộc vào nó.
Từ những năm trước đây, khi khởi đầu nghề y với nhiều kết quả, ông đã
không ngừng làm cho kiến thức của mình thêm sâu sắc bằng cách đọc kỹ
các dược thư, nghiền ngẫm các công trình của người đồng hương Thiền sư
Tuệ Tĩnh. Dần dần, để mình không bị lóa mắt trước các phương pháp điều
trị của người Trung Hoa mà những đồng nghiệp hay tham khảo, ông không
chút ngần ngại đặt phương cách trị bệnh của mình được xây dựng trên nền
kiến thức bao la với bầu kinh nghiệm dày dặn gắn liền với trực giác. Ông
đã trình bày những quan điểm độc đáo về hệ thống ngũ tạng gốc gồm tim,
gan, lá lách, phổi và thận, về những bệnh chứng và cách chữa trị để xây
dựng một nền y học mới phù hợp với khí chất, cách dùng và các loại cây
thuốc Việt Nam. Kết quả của ba mươi năm nghiên cứu mà ông đã thực hiện
được tập hợp trong đại công trình Y tông tâm lĩnh để hiến dâng cho đời.
Một năm kiên trì trôi qua trong việc biên soạn chương 4 tập 2 với nhan đề
Sự phát hiện những bí ẩn của vũ trụ hoặc Bí ẩn về thận tạng được tiết lộ,
cuối cùng ông đã tìm lại được phần nào nguồn thanh thản, nếu không muốn