Lệnh được ký ngày 29 tháng 11 năm thư 42 niên hiệu Cảnh Hưng, nghĩa là
đã bốn mươi ngày trước đây.
Bản văn thứ hai của quan Thự trấn là một lá thư ngợi khen. Đặc biệt, ông
này viết:
"Một nho sĩ nghèo hèn ở vùng quê mà bỗng nhiên tên tuổi được Chúa
Thượng biết đến là hứa hẹn cho một tương lai sán lạn. Điều đó xứng đáng
được hưởng một niềm vui to lớn…Ý muốn của nhà Chúa không cho phép
một chút chậm trễ nào, cụ nên lập tức đến quân trạm Vinh, ở đó, một toán
lính đang đợi sẵn để lên đường ngay."
Mọi việc đã thành hiện thực như điều dự báo của các vì sao – ông tự nghĩ,
khuỵu xuống và lạnh lùng giấu các văn thư vào ống tay áo của mình. Tìm
cách lánh xa sự náo động do tin vừa rồi gợi lên, ông sửa soạn lui vào thư
phòng, tạm xa bạn bè và bà con đang có mặt cho đến lúc một phái viên
trước đây đã được ông chữa bệnh, kéo ông ra ngoài và nói:
- Thưa Y sư tôn kính, cụ được vinh hạnh này là nhờ ngài Quận Huy
nay là quan Chánh đường đã tiến cử cụ làm lương y cho Thê tử kế nghiệp
bị trọng bệnh hơn một năm nay. Đây là một trọng trách quốc gia đòi hỏi cụ
phải gấp rút lên đường.
Bỗng nhiên bà Tuyết thấy chồng mình mặt mày tái xám. Không biết tên
đưa tin tai ác này – tiên sư cha mẹ nó! - báo cho ông hay chuyện gì đồn
thêm vào nỗi bất hạnh của họ đây?
Mặc dù ông đã lường trước được điều xảy ra nhưng khi nghe người phái
viên nói vậy, nỗi lo sợ liền chiếm lấy người ông, làm máu ông chảy thành
bùn non, xương cốt và gan ruột chuyển thành đá lạnh. Nỗi sợ hãi đến với
ông một năm qua xem ra còn nhẹ vì nó còn ẩn tàng chút hy vọng. tóc ông
dựng ngược lên dưới chiếc mũ và ông thấy rõ mình là một bức tường cũ kỹ
sắp đổ. Niềm mong muốn của ông lúc này là được trốn sâu vào trong núi để