tránh nghe những lời khen ngợi dù chân thành hay chưa của mọi người,
tránh mặt đông đảo bà con hàng xóm đứng chật trước sân, chen lấn để nhìn
rõ ông, tránh đi không phải nghe tiếng gào thất thanh của Lâu, đứa cháu nội
đang bám lấy áo ông "Ông ơi, ông đi à, thật không? Có thật không? Trả lời
cho cháu đi ông!" Rồi lại tiếp tục không ngừng "Có thật không?" đến lúc
mẹ nó túm lấy và làm dịu đi bằng cách thoa nhẹ vào lưng nó. Như ngây
như dại, ông chỉ đành gật gật đầu như để trả lời những gì người ta nói với
ông trong lúc một dòng mồ hôi từ thái dương lăn từ từ xuống cổ áo.
Bằng một cử chỉ uy nghiêm, cụ Chúc tách bà con ra hai bên và đưa vị
lương y vào nhà sau để nghỉ.
Lê Hữu Trác nằm xoài trên chiếc phản gian ngoài. Bên ngoài, đám người
vẫn tiếp tục đàm luân trong tiếng ồn ào. Một quãng thời gian trôi qua]. Vẻ
mệt mỏi, bà Tuyết bước đến bậc cửa nhưng thấy hai ông đang ngồi cạnh
nhau, bà liền tránh đi. Sau đó bà trở lại với hai ly trà và bất đắc dĩ phải rút
lui vì chưa thấy hai ông trao đổi với nhau một lời.
Lặng yên rất lâu trong gian phòng như một chiếc lá, cuối cùng cụ Chúc ho
khẽ.
Vẻ mặt khổ đau, Lê Hữu Trác nói với cụ:
- Ôi, ông bạn ơi! Bông hoa vì đẹp mà phải bị cắt đi khỏi nhành lá, con
người ta là một nạn nhân của thói vinh hoa phù phiếm, chỉ đem lại cho họ
phiền muộn mà thôi. Khốn khổ làm sao khi tôi đã không biết giấu mình
trong nơi sâu nhất núi non này!
Ngồi co rúm bên cạnh, cụ Chúc nhìn ông với đôi mắt đầy thương hại.
- Đúng rồi, tự che giấu hào quang, tự chôn vùi ánh lấp lánh đó là hành
động của một tâm hồn cao quý. Song từ nay tên tuổi của bác được Chúa
thượng biết đến, danh tiếng của bác vang ra bốn biển, phải chăng đó là biểu
tượng của niềm vinh quang khó mà đạt được trong kiếp ba sinh này? Vì
Trời cao đã định, bác nên ra kinh đô sớm để nhân dân được thừa hưởng
những hiểu biết sâu xa về y học của mình… - Ông ngập ngừng nói thêm –