bao giờ vơi. Chỉ vào buổi tối, trong không khí ấm cúng của phòng ngủ, bà
Tuyết mới bộc bạch với ông niềm đau đớn day dứt đang thiêu cháy gan
ruột.
- Thầy yêu quý, lúc này chỉ còn hai ta thôi, xin thầy cho thiếp rõ
những gì mà người phái viên nha môn báo với thầy sáng nay vậy?
Thường ngày vầng trán ông tĩnh lặng như mặt nước hồ thu, nay lại gợn lên
bao niềm lo lắng.
Lê Hữu Trác tiếp tục lặng lẽ gấp xếp áo quần.
- Cũng không có gì khác những điều mà mình đã rõ đấy thôi – ông trả
lời bà giọng vô cùng mệt mỏi.
- Nhưng thưa thầy, còn gì nữa không?
Mặc dù nhìn ông nhà như đang tháo chạy trong cơn gió trước những bóng
ma, dù rất thương cảm nhưng bà còn muốn hiểu kỹ đầu đuôi câu chuyện
vừa rồi. Bà nói thêm khi ông nằm dài ra trong chiếc chăn:
- Thiếp cam đoan đã thấy mặt thầy tái đi.
Một thoáng cười nhạo âu yếm ánh lên trong đôi mắt ông, bà không bỏ qua
chút nháy mắt nào.
Ông thở dài, ai mà không xúc động sâu sắc khi việc mình lo âu mấy tháng
nay được nhắc lại từng chi tiết!
Đêm đã tới, đang chạy vào thắp đèn, bà đột nhiên quay lại:
- như vậy, có phải mọi việc xảy ra đều do quan Chánh đường và chỉ do
một mình ông ta gây ra không? Ông chỉ gọi thầy cho chính ông ta hay cho
một số người trong gia đình? Có phải vì thế mà người phái viên nha môn
đến báo cho thầy không?
Nhìn thấy ông gật đầu, bà tin chắc như vậy và tự thấy có đủ can đảm đương
đầu trước mọi việc, bà nói:
- Đến giờ thiếp đã hiểu được chuyện này, rồi đây dù có tồi tệ đến mấy
thì cũng chẳng cần gì phải hoảng hốt.
Nghe vậy, ông nhìn chằm chằm vào mắt bà, sửng sốt. Lẽ nào với tất cả sự
sáng suốt của mình, bà không hiểu được thế nào là mệnh lệnh triều đình và
những hậu quả cực kỳ của nó? Có chăng trong bà một niềm tin tưởng hoàn