toàn vào nghề nghiệp của ông? Hay là với tình yêu mãnh liệt và gna dạ bà
chỉ mong sao đem lại cho ông một chỗ dựa?
Ngồi xuống bên cạnh, nắm lấy tay ông bà nói nhẹ:
- Quả vậy, thầy và thiếp, cả hai ta đã trải qua lứa tuổi rong chơi trên
đường làng, nô đùa với bọn trẻ, nhưng chúng ta phải cám ơn Đức Phật đã
nhìn thấy hết, cầu mong việc triệu hồi này là từ người bằng hữu của thầy –
quan Chánh đường chứ không phải… (bà cố nén rùng mình) từ Chúa Trịnh
hay nhà Vua. Ngày mai, thiếp sẽ chuẩn bị lễ vật dâng lên chùa trước khi
chuẩn bị hành trang.
Lúc này ông càng hiểu rõ bà dựa trên cơ sở nào mà có được lòng tin đó.
Quên cả nỗi lo sợ của chính mình, lòng ông bất giác trào lên nỗi thương
cảm. Ông giữ ý đừng để bà biết đầu đuôi để ngăn bà muốn đi cùng ông ra
kinh đô. Cơ hội mà ông phải nắm lấy ngay lúc này. Nhưng rồi ông lặng
câm, bị thôi miên bởi luồng sáng chao đảo của ngọn đèn bấp bênh trước gió
như số phận, cho đến khi bà đã vấn lại xong suối tóc dài và đến nằm cạnh
ông.
Cuối cùng ông mới lên tiếng:
- Mình ơi, như mình biết đó, chúng ta đã ràng buộc với nhau bằng tình
thương yêu từ lâu lắm rồi. Mà tôi cũng đã thề không bao giờ xa mình một
bước dù ngày hay là đêm. Tuy vậy lần này tôi phải một mình ra kinh đô
thôi mình ạ.
Thấy bà động đậy, ông hình dung đôi mắt bà đang mở to và quay lại nhìn
ông. Tránh nhìn bà, ông nói tiếp:
- Giá như có một phương cách nào tốt hơn để tôi không phải làm cho
mình đau khổ như thế này. Mình xem, đây là một quyết định mà khi rộng
rãi thì giờ tôi đã suy nghĩ kỹ và không còn phương cách nào tốt hơn nữa. Ví
như mình mà ra kinh đô với tôi thì cả hai ta không thể nào khỏi bị trói chặt
tay chân rồi bị ném vào vũng bùn nhơ của triều đình. Rồi chuyện này bày
chuyện nọ, chúng ta sẽ không còn hy vọng một ngày nào đó thoát ra khỏi.
Còn lý do nào có thể viện ra để được trở về chốn núi rừng yêu dấu nữa
đâu? Nếu mình còn ở lại nơi này để chờ đợi tôi thì làm sao quan Chánh