ngoan cường của người miền núi như thầy để rồi thầy sẽ trở về nhà… - rồi
bà nói thêm, vẻ hiểu biết – Cho dù người mà thầy chữa bệnh có là ai đi
chăng nữa.
Luồng ý nghĩ biết ơn trào dâng làm ấm lòng Lê Hữu Trác. Dù rằng bà có
một sự tinh nhạy đến đáng sợ, song ông không hề mong muốn trong kiếp
sau có người bạn đường nào khác. Một phần vì đối với nhau họ không bao
giờ quá giữ gìn theo lề lối Nho giáo, một phần vì hoàn cảnh đang cho phép,
ông nói ngay với bà:
- Nhưng mình yêu quý ơi, còn có việc gì nữa?
Bà lấy tay âm thầm lau dòng lệ.
- Than ôi! Thiếp vừa tự hỏi, vì sao phải trả bấy nhiêu hạnh phúc cho
sự chia ly này.
Rồi đây ở kinh kỳ xa xôi, ai lo toan những điều nhỏ nhặt hàng ngày cho
ông để ông được vui lòng. Nơi đó, ai là người nâng khăn sửa túi cho ông?
Bao nhiêu lo lắng làm cho bà không sao chợp mắt được. Bà đang tìm cách
tốt nhất để ông đồng ý cho Lan, người đầy tớ gái duyên dáng và tận tuỵ
nhất theo hầu, hoặc nếu không được thì cho Soạn, biệt hiệu Xoáy Trâu, cậu
bé cưỡi ngựa trên mây – kẻ đã cúc cung tận tuỵ phục vụ ông chủ mình –
được theo hầu.
Lúc này, về phía mình, Lê Hữu Trác nghĩ đến ba mươi năm qua, ông đã
luôn cần mẫn và toàn tâm toàn ý lo cho bộ Y tông tâm lĩnh mà đến nay đã
sắp hoàn thành. Nếu còn được Trời phù hộ, chuyến đi này sẽ cho ông cơ
hội để hiến tặng bộ sách này cho công chúng và trường hợp ngược lại thì
cũng nhận được một sự dung thứ nào đó…
Cứ vậy, hai ông bà cùng nhau trải qua một đêm trong tiếng mõ cầm canh.
"Vậy là chúng ta còn bao nhiêu thời gian nữa?" một câu hỏi mà bà Tuyết
không ngừng nhắc đi nhắc lại mãi từ sáng sớm cho đến tối ngày, qua mọi
ngóc ngách của ngôi nhà. Nơi này bà lấy từ trong rương rra những chiếc áo
dài rồi áo kép và nơi kia bà gom lại những gì cần thiết cho đoạn đường dài
và cả cho thời gian ở lại khá lâu nữa. Số phận bà đáng thương biết bao khi
phải chịu đựng một sự bắt buộc tàn nhẫn cướp đi tất cả những dấu vết về sự