có mặt của người chồng thương yêu. Tất cả những đồ vật ấy chẳng khác gì
tự nó là những mẩu đời của ông vậy. Lòng bà héo hon đau đớn. có thể nào
hạnh phúc xây dựng lâu nay, qua bao nhiêu năm tháng thay vì được củng
cố thì với lần thử thách này, lại chỉ làm cho bà héo mòn đi với bao kỷ niệm
trĩu nặng như thế này?
Bà chăm chút kiểm tra từng chiếc áo, chiếc quần và khi cần thì khâuvá lại
rồi vuôt đi vuốt lại cẩn thận từng nếp lụa hay sa tanh trước khi gấp một
cách bất đắc dĩ. Cả chiếc mũ và bộ lễ phục nữa. Ôi, còn bao nhiêu ngày,
bao nhiêu đêm nữa để còn được nghe tiếng nói và bước chân của ông đây?
Thật ra còn quá ít.
Đến giờ Thìn ngày hôm sau, hai phái viên của nha môn lại đến nhà mang
theo lá thiếp của quan Thự trấn ghi rõ:
"Chính quyền trấn sở tại cho đưa đến cụ một chiếc thuyền chạy dọc theo
sông và khi đến trạm thì phải neo lại.
Cụ nên đến ngay. Mọi sự chậm trễ về phần cụ có thể đem lại những phiền
toái nặng nề".
Việc gì phải mang hoạ vào thân về tội bất kính quân mệnh – ai mà không
sợ lệnh Chúa?
Lê Hữu Trác khẩn trương để ngày mai, ngày mười bốn tháng này mời
nhiều bạn bè và học trò đến dự cuộc đại lễ dâng lên Đức Khổng Tử, Vạn
thế Sư biểu tại Văn Miếu trong làng. Và sau đó là một cuộc lễ mà nhiều bà
con đến rất đông, người mang theo những bức trướng lụa, những gói chè
Tàu, những buồng cau tươi, người mang đến thịt lợn, gạo nếp và nhiều
phẩm vật chúc mừng khác. Và người mười sáu, đêm trước ngày ra đi của vị
thầy mình, đến lượt các học trò còn tổ chức một bữa tiệc khác kèm thêm
hát xướng nữa.
Bà cũng biết là trong những cuộc họp mặt như vậy, ông nhà không kéo dài
đến quá canh ba, huống chi đêm nay là đêm tâm sự cuối cùng. Bà đợi ông.