LÃN ÔNG - Trang 6

theo hướng tìm đến sự hiệp thông thực sự về văn hoá và phản bác điều
khẳng định của Kipling "Đông là Đông và Tây là Tây" có trong một số
người . Tôi hy vọng từ nay với cách nhìn của nhà thơ và nhà văn lớn nước
Pháp Victor Segalen (1878 – 1921), nhờ ở Việt Nam tôi được trở về với
nền văn hoá Xente gốc rễ của mình.

Thế nhưng, sự trở về cội nguồn hoài vọng đó chưa thực hiện được. thời
gian trôi qua mà tôi không viết được thêm một dòng nào, chứng tỏ tôi còn
chưa hết duyên nợ với châu Á.

Thực thế, Việt Nam luôn nằm ở dạng tiềm ẩn mà lần này là dưới những nét
đặc sắc của vị danh y thế kỷ XVIII Lê Hữu Trác (1724 – 1791) biệt hiệu
Lãn Ông – Ông Lười. một người coi thường vinh hoa phú quý để được
buông mình theo thú lười. Với Lê Hữu Trác, tôi đã được đọc Thượng kinh
ký sự (bản dịch và chú thích của Nguyễn Trần Huân do trường Viễn đông
Bác cổ ấn hành tại Paris năm 1972) và nhiều công trình nghiên cứu của các
thầy thuốc người Pháp ca ngợi ông, trong đó có công trình của Giáo sư
Pierre Huard viết về tác phẩm đồ sộ Bách Khoa y học (Pierre Huard và
Maurice Durand: Lãn Ông và nền y học Trung - Viế.t trong B.S.E.I., tập
XXVII, số 3, in ở Sài Gòn năm 1953).

Khác với Nguyễn Trãi, nhà chính trị, nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc
trong bản anh hùng ca vĩ đại nhất của lịch sử Việt Nam, tôi mô tả ở đây một
mẫu người "phi anh hùng" hoặc một anh hùng thầm lặng. Lê Hữu Trác theo
triết lý vô vi của Lão giáo, đi sâu nghiên cứu y học và hết lòng với người
bệnh, đào tạo học trò và mơ ước "mọi người đều có sức khoẻ tốt để mình
được hoàn toàn thảnh thơi ngâm thơ và uống rượu nơi chốn ẩn cư thân yêu
ở vùng Hương Sơn – Nghệ An.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.