LÃN ÔNG - Trang 7

Nhớ lại trước đây tôi chuộng văn chương hơn y học, môn khoa học mà mẹ
tôi rất tâm đắc. Thế rồi như một ngọn lửa bị gió thổi ngược lại, tôi bỗng
nhiên ham muốn nghiên cứu nền y học Trung - Việt, trong đó con người
hoà nhập nhịp nhàng và hài hoà với trật tự vũ trụ. Trở lại thời gian cuộc
hành trình chín tháng ở kinh đô Thăng Long mà vị y sư đã nói như một nhà
thơ về "Bí mật của thận tạng được tiết lộ" hoặc "Ánh sáng rạng ngời của
cuộc đời người phụ nữ", Ta tưởng tượng thay cho ông một cuộc hành trình
khác với chuyến đi mà ông đã kể trong "Thượng kinh ký sự", đưa ông đến
với người bệnh nhỏ tuổi – Thế tử kế nghiệp Trịnh Cán sớm thông minh một
cách kỳ diệu – một câu chuyện độc đáo. Chuyện về vị y sư đáng kính bị
chao đảo bởi cuộc chiến đấu thầm lặng đầy nguy hiểm để giành lại sự sống
trong cái chết. cuộc chiến đấu này diễn ra giữa bóng tối dày đặc để cậu bé
được sống. Một nhà thơ lớn Việt Nam sau khi đọc bản tiếng Pháp cuốn tiểu
thuyết này đã tâm sự với tôi là khi đọc làm ông liên tưởng được các cuộc
chiến đấu của Việt Nam trong quá trình lịch sử "ngàn năm tươi trẻ, ngàn
năm già dặn!"

Để làm việc này, tôi đã nghiên cứu tất cả các chi tiết của phần lịch sử tiểu
thuyết, đắm mình vào thời kỳ được ghi lại trong "Hoàng lê nhất thống chí"
(Bản dịch và chú thích của Phan Thanh Thuỷ) ghi chép những sự kiện diễn
ra ở Việt Nam từ những năm 1768 đến 1802, văn bản lịch sử nằm trong bộ
tiểu thuyết của "Ngô gia văn phái" và đặc biệt trong thời kỳ Chúa Trịnh
Sâm, vị chúa thứ 9 (Đại Nguyên Soái Quốc Công thượng phụ) thân sinh
của Trịnh Cán. Đây là thời kỳ đặc biệt rối ren của "thế kỷ ánh sáng Việt
Nam", đầy rẫy mưu toan cung đình và báo hiệu sự ra đời của một thời đại
mới thấp thoáng sự hiện diện của thương mại và truyền giáo Pháp mà tám
mươi năm sau sĩ quan và binh lính họ sẽ đặt nền cai trị lên đất nước Việt
Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.