Đối với Lê Hữu Trác, không có vấn đề về trạng thái tâm hồn và nguồn cảm
hứng khi đi qua vùng bờ biển duyên hải này. Từ biển cả vừa thoáng thấy ở
càng Hào Môn, những tay chèo đã giong buồm đến cảng Cù Nham bằng ba
chiếc thuyền mành. Sau khi cho đoàn lên bộ, ngày thứ hai mươi lăm họ lại
tiếp tục di trên con đường đất. Lúc này tuy lấy làm tiếc nhưng quan hộ tống
phải để vị lương y xuống cáng đi bộ dọc theo lăng mộ các vị hoàng đế để tỏ
lòng tôn kính. Đó là điều bắt buộc để khỏi bị tội khi quân. Đến ngày thứ hai
mươi sáu, họ đến bến đò Đại Xước. Họ dừng lại ăn trưa ở chợ huyện này
và tiếp tục đi hết chặng đường buổi chiều, rồi lại lên đường trong tiếng gà
gáy sớm hôms sau qua những rặng núi phủ đầy mây của dãy Tam Điệp chia
cắt với đàng Ngoài của nước Đại Việt.
Dưới ánh mặt trời sớm mai, sương mù đọng lại thành những giọt sương
lạnh. Bị ướt đẫm và run cầm cập, Lê Hữu Trác muốn quan hộ tống dừng lại
để mọi người được sưởi ấm bên đống lửa lớn, để Soạn chuẩn bị ấm trà và
bữa ăn nhẹ mà ông sẽ mời viên quan này cùng dự. Nhưng liệu ý tưởng tốt
đẹp như vậy có được ông ta chấp thuận không? Ông ta có thấy sự ẩm ướt
đang thấm vào bộ xương già của mình không? Ông ta đi, vô cảm trước xao
xác của rừng già, đôi mắt luôn rình tốp lính được phái đi trước để dò la và
chốc chốc lại thúc giục đoàn người đi nhanh lên bằng một động tác dứt
khoát. Họ đến chân núi vào lúc hai chú trinh sát cúi rạp mình phóng ngựa
rất nhanh tới báo cáo tình hình.
- Dừng lại!
Vừa nhận được lệnh, cả đoàn người ngã vật xuống thành một đống.
Ngồi cạnh chiếc cáng của ông chủ vừa bước xuống để đôi chân đỡ lạnh
cóng, Soạn im lặng không nói một lời. Những ngày qua, chú phải cuốc bộ
quá sức, đôi mã trũng xuống, chân bê bết bùn, đầu gối dơ bẩn, tóc tai bù
xù. Dưới chiếc khăn bao quanh trán nổi lên khuôn mặt đang cau có của
chú. Có phải đây là cậu đầy tớ nhỏ được giao nhiệm vụ chăm lo việc thuốc
men cho vị lương y danh tiếng được vời về kinh đô do một mệnh lệnh đặc