không hoàn toàn rời khỏi đôi mắt rộng và đen đang chăm chú nhìn vị y sư
đứng dậy.
Luôn giữ thái độ trung lập lạnh lùng, quan Chánh đường nói:
- Vì cụ đã già và mệt mỏi, cụ được phép ngồi xuống để hầu mạch.
Vị thế tử đột nhiên hỏi quan Chánh đường:
- Hãy cho ta biết tại sao ông ta không đeo tấm thẻ bài của người được giao
nhiệm vụ hầu mạch?
Câu nói phát ra đầy quyền lực, rõ ràng chẳng khác gì của một người lớn.
Câu nói đó làm cho khuôn mặt vô cùng lịch thiệp của quan Chánh đường
nở ra vui vẻ:
- Tâu Thế tử, vì vị y sư tôn kính đây không nằm trong đoàn ngự y triều
đình. Cụ đến từ xa để hầu bệnh Thế tử.
Sau câu nói, ông ta cáo lui và sau khi làm động tác kín đáo gợi ra không
biết từ đâu nhiều quan nội thị chuyên săn sóc cho cậu bé xuất hiện.
Ngồi bên bờ chiếc sập lộng lẫy gần cậu bé đã được đặt nằm ngửa xuống,
tay trái đặt ngang trên một chiếc gối nhỏ, gan bàn tay ngửa lên trời, người
thầy thuốc đợi cho tâm trí tĩnh lặng để nhịp thở trở nên thoải mái và đều
đặn.
Vào giờ mão này, từ năm đến bảy giờ sáng – thời gian tốt nhất để bắt mạch,
điều cốt yếu là ông phải hoàn toàn bình tĩnh, bởi tuỳ theo số nhịp thở đầy
đủ và bình thường của ông mới chỉ ra được số mạch đập của bệnh nhân.
Ông cố tập trung vào nhịp thở của chính mình, bất chấp nhiều con mắt
đang đổ dồn vào ông. Bao cái nhìn mong đợi, nóng lòng sốt ruột, cả hoài
nghi và kỳ vọng. Cuối cùng là cái nhìn của Chúa Trịnh giữa vòng vây các
bà kiên quyết không cho ông được phép sai lầm.
Ông hỏi quan nội thị đứng gần nhất, giọng thấp xuống:
- Xin cho biết Thế tử được bao nhiêu tuổi?
Cậu bé nhanh nhẹn tự trả lời là đã bảy tuổi với một giọng vui đùa nhưng
trịch thượng. Với vị y sư đang cúi mình xuống khám, cậu hướng vào ông
bằng đôi đồng tử âm u trong một khuôn mặt bé nhỏ xanh xao song cũng vô
cùng tuấn tú.
Hơi thở khó chịu, vị lương y quay mặt đi để tiến hành khám ba làn mạch