LẲNG LƠ TAO NHÃ - Trang 209

Trương Nguyên bái biệt thúc tổ Trương Nhữ Lâm và Đại huynh Trương

Đại rồi theo Vương Tư Nhâm ra khỏi phủ. Vị nhạc sư giả nam kia cũng đi
theo. Hầu Huyện lệnh đã cho bốn kiệu đứng chờ trước cổng Tây Trương
phủ nhưng Vương Tư Nhâm nhất quyết không chịu lên kiệu.

- Chỉ cách nhau có hai, ba dặm, đi bộ mấy bước là qua.

- Ông nói.

Nha huyện Sơn Âm, nha huyện Hội Kê rồi còn cả Thiệu Hưng nha phủ

nữa đều ở trong một thành. Ở nước Đại Minh 2 kinh 13 tỉnh này thì đây là
một chuyện hiếm gặp. Nha huyện Sơn Âm ở thành Tây, phía trước là công
đường còn chính giữa là Tiết Yêu đường. Phía Đông Tiết Yêu đường là
mạc sảnh, phía Tây là một nhà kho. Đằng sau Tiết Yêu đường là Nhật Kiến
đường gồm ba gian. Hai bên tả hữu lần lượt là phòng Lại, Hộ và Lương,
Hình. Phía Đông là từ đường thờ thổ địa, phía Tây là nhà giam. Đương
nhiên phía trước nha môn không thể thiếu một tòa Thánh Dụ đình. Trong
đình có lập một tấm bia đá, bên trên có khắc Thánh dụ của Minh tổ Chu
Nguyên Chương:

“Hiếu thuận với cha mẹ Tôn kính với bề trên Hòa thuận trong hương xã

Biết răn dạy cháu con Sinh sống thuận hòa ấm êm Chớ làm việc ác.”

Huyện lệnh Sơn Âm Hầu Chi Hàn là người huyện Đương Từ, đỗ tiến sĩ

tam giáp khoa Đinh Mùi Vạn Lịch năm thứ ba mươi lăm. Hầu Chi Hàn tuổi
cũng tương đương với Vương Tư Nhâm, nhưng cứ hễ gặp Vương Tư Nhâm
là y lại luôn miệng gọi Thị giáo sinh. (Thị giáo sinh chính là môn sinh).
Vốn dĩ 60 năm trước Vương Tư Nhâm khi còn làm tri huyện Đương Từ thì
Hầu Chi Hàn lúc đó mới thi đỗ tú tài.

Hầu huyện lệnh đang đứng trò chuyện thì nha dịch chạy vào đưa cho gã

một tấm thiếp. bên trên có dòng chữ “Trị hạ môn sinh Diệu Phục”. Tên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.