- Người quân tử làm chính sự, có điều dân có người tốt người xấu, triều
chính là nền tảng của quốc gia, cần mọi người trong thiên hạ, bất luận là kẻ
hiền, kẻ trí, kẻ ngu, kẻ bất tài phải hợp sức thì mới có thể làm được.
Trương Nguyên nói:
- Để mọi người trong thiên hạ đều hiểu là chuyện không thể nào, nếu
như thế thì cũng chỉ khiến cho mọi chuyện đều rơi vào tranh cãi, chứ không
thể thực hiện được chuyện gì cả.
Cao Phan Long lạnh lùng nói:
- Nói vậy thì Hoàng đế phải là người coi mình là trời, độc đoán thì mới
hợp ý ngươi?
Trương Nguyên không chút giận dữ, vẫn giữ giọng ôn hòa như trước:
- Cảnh Giật tiên sinh, vãn sinh từng nghe Khải Đông tiên sinh nói rằng
“người tài trong thiên hạ coi việc thiên hạ là trách nhiệm của mình”.
Trương Nguyên chơi trò Thái Cực với Cao Phan Long, hắn phản đối
một vài quan điểm của Cao Phan Long, nhưng lại không trực tiếp nói ra
quan điểm của mình, phần nhiều quan điểm của hắn vẫn phụ họa theo Cao
Phan Long. Cao Phan Long được hắn khuyến khích, miệng lưỡi càng lưu
loát, nghị luận càng thêm hùng hồn. Người đứng đầu Đông Lâm này tuyệt
đối không phải là người chỉ biết nói suông về học vấn, chỉ là ông ta bị hạn
chế bởi chế độ quân quyền theo quan niệm hủ Nho mà thôi. Cao Phan Long
nhận thức một cách sâu sắc về tôn giáo, kinh tế và các vấn đề xã hội: Gia
Tĩnh tín Đạo, Vạn Lịch nịnh Phật, thời đó chủ trương hợp nhất tam giáo rất
thịnh hành, Vạn Lịch đế thậm chí còn lấy hành vi không lên triều nhiều
năm của mình mà viết một cách mỹ miều là “Vô vi nhi trị” (không làm gì
cả mà vẫn trị vì được – ND), trào lưu tư duy như thế hiển nhiên là không có
lợi cho sự phát triển của xã hội. Cố Hiến Thành, Cao Phan Long ra sức
phản đối Phật giáo và Đạo giáo, nhưng lại có thái độ bao dung với Thiên