- Đó là gánh hát bên Tây Trương, có khoảng hơn chục người. A!
Trương Tam công tử cũng có ở đó, chẳng lẽ lại tới nơi này hóng mát? Tây
trương có nhiều đình làm bằng gỗ như vậy...
Trương Nguyên nhíu màu. Trương Tam công tử có tên là Trương Ngạc,
tự Yến Khách, năm nay mười sáu tuổi. Trong số huynh đệ thì y đứng thứ
ba. Đông Trương kém phát triển nhưng họ Trương cũng là một họ lớn, cái
kém phát triển ở đây chỉ là so với Tây Trương mà thôi. Trong nhà Trương
Nguyên có người hầu, tỳ nữ, áo cơm không phải lo. Tuy nhiên gia cảnh so
với nhà Trương Ngạc kia thì quả thực chẳng khác nào một trời một vực.
Tây Trương vốn giàu có, còn nhà Trương Ngạc lại là một trong số những
phú hộ của Tây Trương.
Trương Nguyên cũng không biết nhiều về thúc bá tổ, thúc bá, huynh đệ
bên Tây Trương. Hắn chỉ biết rằng ông cố của mình và ông cố của Trương
Ngạc là huynh đệ ruột thịt. Ông cố Trương Ngạc đỗ Trang Nguyên khoa thi
Đình năm Long Khánh thứ năm, còn ông cố của hắn thì chỉ là một thầy đồ.
Từ đó, Tây Trương và Đông Trương mới dần dần xuất hiện khoảng cách...
Về phần phụ thân của Trương Ngạc là Trương Bảo Sinh thì Trương
Nguyên cũng biết. Trương Bảo Sinh đỗ cử nhân năm Vạn Lịch thứ hai
mươi bốn, giao du rất rộng. Đồng Kỳ Xương, Trần Mi Công đều là bạn tốt
của lão. Ở phủ Thiệu Hưng, lão cũng quan hệ rất tốt. Tuy nhiên đứa con
Trương Ngạc của lão thì lại là một tên phá gia chi tử. Mặc dù gã rất thông
minh nhưng lại ham chơi.
Đầu năm ở Hàng Châu, Trương Ngạc thấy ở phố cửa Bắc có một gia
đình nuôi cá vàng sặc sỡ đáng yêu. Gã định mua nhưng người ta không
bán. Sau đó gã liền bỏ ra ba mươi lượng bạc để mua lấy. Năm Vạn Lịch thứ
ba mươi, ba mươi lượng bạc lúc đó tính quy đổi so với tiền nhân dân tệ bốn
trăm năm sau thì khoảng chừng hơn hai mươi ngàn tệ. Trên đường đi
thuyền về Thiệu Hưng, năm con các vàng chết hết không còn lấy một
nhưng Trương Ngạc cũng chẳng hề thấy tiếc...