Trương Nguyên thêm chút nước vào nghiên mực màu đỏ, vừa chậm rãi
mài mực, vừa suy nghĩ về “Quốc hữu đạo bất”. Đề tài này xuất phát từ “
Trung Dong “ (Văn hóa nho học, luận quan điểm triết học chủ nghĩa duy
vật thời xưa).
Câu đầy đủ hẳn là “ Quốc hữu đạo bất biến tắc yên, cường tai kiểu “
(Chính trị thanh minh nước nhà, thiên hạ thái bình, không làm thay đổi
phẩm chất và khí tiết khi ta chưa làm quan, đó mới là sự kiên định thật sự).
Đây là cắt thượng đề, huyện thử thường dùng những đề nhỏ để ra đề.
Suy nghĩ chừng nửa khắc, mực trong nghiên mài đã đến độ kết dính đậm
đặc, Trương Nguyên vẫn không hề động bút.
Lại tiếp tục nghĩ đề khác “Như hữu dụng ngã”. Đề này xuất phát từ
“Luận Ngữ”. Toàn bộ câu này là “ Như hữu dụng ngã giả, ngô kỳ vi đông
chu hồ?
Đây cũng là cắt thượng đề. Hai đề này không khó. Trương Nguyên
trong lòng ung dung, cũng không vội làm bài.
Mới vừa rồi suy tư một chút, hai quyển sách bát cổ để phá đề, thừa đề
đều nghĩ kĩ. Hắn có sở trường rất giỏi nghĩ sẵn trong đầu, đánh cờ mồm là
một đạo lý.
Trong đầu nảy ra ý, tâm ý vừa động, đôi mắt sắc bén nhìn các thí sinh
khác trong trường thi, rất là thú vị:
Có người có cái đề ra chỗ nào cũng không biết, vò đầu bứt tóc, không
ngừng nuốt nước miếng; Có người lại dài cổ liếc trộm bài của người khác,
người kia lấy khuỷu tay che luôn bài lại không cho nhìn, bằng không bài
giống nhau như đúc, huyện tôn đại nhân khẳng định sẽ truy cứu; Tuyệt đại
đa số thí sinh đều mới bắt đầu làm bài, vừa làm vừa nghĩ. Trương Nguyên
phát hiện có không ít người liếc mắt ra hiệu cho nhau, âm thầm truyền nhau
tờ giấy nháp.